Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tỷ lệ suy dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả
Châu Thị Thảo Nguyên; Bùi Thị Hương Quỳnh; Nguyễn Bách; Dương Thị Kim Loan; Phạm Thị Lan Anh; Võ Văn Tâm
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
342-346
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng. Từ đó có thể đưa ra kế hoạch giáo dục sức khỏe, xây dựng hoặc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 96 bệnh nhân bệnh thận mạn loc máu chu kỳ tại khoa Nội thận-Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất từ tháng 02/2022 đến tháng 05/2022. Các chỉ tiêu khảo sát gồm tình trạng và chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Đánh giá suy dinh dưỡng dựa vào điểm SGA-DMS (Subjective Global Assessment-Dialysis Malnutrition Score). Điểm SGA-DMS càng tăng tương đương mức độ suy dinh dưỡng càng nặng. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ theo phương pháp SGA-DMS là 94,8%; trong đó, 88,5% bệnh nhân suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, 6,3% bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng và rất nặng. Điểm SGA-DMS trung bình là 15,9 ± 4,6. Điểm SGA-DMS của nhóm bệnh nhân > 60 tuổi cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân ≤ 60 tuổi (p=0,002). Bệnh nhân nam có mức tiêu thụ năng lượng và một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đạt mức khuyến nghị cao hơn bệnh nhân nữ giới (p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ còn khá cao. Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ lâm sàng và bác sĩ dinh dưỡng để đánh giá và theo dõi thường xuyên hơn tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn của bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ.

Abstract

The assessment of nutritional status, nutritional regimen in patients with chronic kidney disease is very necessary to make a health education plan, develop or adjust an appropriate diet, improve the treatment outcome and patients’quality of life. Objectives: To determine malnutrition rate and dietary intake of patients with chronic kidney disease on dialysis at Thong Nhat hospital. Subiects and Methods: A descriptive cross-sectional study was performed on 96 chronic kidney failure patients undergoing intermittent hemodialysis at Deparment of Nephrology and Hemodialysis, Thong Nhat Hospital from February 2022 to May 2022. The data included the patient's nutritional status and diet. Malnutrition was assessed based on the SGA-DMS (Subjective Global Assessment-Dialysis Malnutrition Score). The higher the SGA-DMS score, the more severe of malnutrition. Results: The malnutrition rate of patients with chronic kidney failure undergoing intermittent hemodialysis was 94.8%. 88.5% of patients had mild and moderate malnutrition, and 6.3% of patients had severe and very severe malnutrition. The mean SGA-DMS score was 15.9 ± 4.6. The SGA-DMS score of patients over 60 years old was significantly higher than that in patients ≤ 60 years old (p = 0,002). The average energy consumption and some nutrients in diets reached the recommended levels was higher in men than in women (p < 0.05). Conclusion: The malnutrition rate of patients with chronic kidney disease was quite high. It is necessary to get collaboration between the clinicans and the nutritionists to regularly assess and monitor the nutritional status and diet of patients with chronic kidney disease undergoing intermittent hemodialysis.