
Xác định cường độ và tần suất xuất hiện của các thành phần cảm giác đắc khí và đánh giá ảnh hưởng của đắc khí đến tác dụng giảm đau ngay sau châm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước sau trên 45 bệnh nhân đau thắt lưng do Thoái hóa cột sống đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Cần Thơ từ tháng 02/2023 đến tháng 10/2023. Bệnh nhân được châm vào huyệt vùng thắt lưng, chân theo góc 90o, sâu 10-20 mm, vê xoắn kim trong khoảng từ 90-1800, nâng và hạ kim lên xuống với biên độ đều từ 0,3-0,5 cm, 1 lần/giây, 10 giây mỗi huyệt, lưu kim 20 phút. Thao tác kích thích kim như trên được lặp lại sau 7 phút và sau 15 phút để đạt được đắc khí thường xuyên và đáng kể nhất có thể. Khảo sát các thành phần cảm giác đắc khí bằng bảng câu hỏi Southampton, đánh giá cường độ đau thắt lưng bằng thang điểm Vas. Kết quả: Trong các cảm giác đắc khí thì như bị kim châm xuất hiện nhiều nhất (100% bệnh nhân). Tiếp theo là cảm giác không thoải mái (88,9%), cảm giác nặng (86,7 %), lan rộng ra (86,7 %), đau âm ỉ (77,8%), đau ở sâu (75,6%), như điện giật (66,6%), cảm giác ấm (62,2%), như đè ép (57,8%), tê châm chích (55,6%). Các thành phần cảm giác được cảm nhận rõ là nặng 1,98 ± 0,965, lan rộng ra 1,69 ± 0,848, đau âm ỉ 1,58 ± 1,011, không thoải mái 1,36 ± 0,743, đau ở sâu 1,24 ± 0,933, ấm 1,07 ± 1,009. Vas trung bình trước châm là 73,6 ± 8,861mm, sau rút kim 30 phút là 60,71 ± 9,107mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,001. Kết luận: Đắc khí được coi là một thành phần quan trọng của châm cứu bao gồm sự kết hợp của nhiều cảm giác khác nhau. Châm cứu tạo được cảm giác đắc khí có tác dụng giảm đau ngay sau châm.
To determine the intensity and frequency of the components of Deqi and evaluate the influence of qi on the analgesic effect immediately after acupuncture. Materials and methods: interventional study pre-post assessment on 45 low back pain patients due to Spondylolisthesis who came for inpatient examination and treatment at Can Tho Hospital of Traditional Medicine from February 2023 to October 2023. The patients was inserted into the lumbar acupoint at an angle of 900, 10-20 mm deep needles. The needle was twisted in the range of 90-1800, raised and lowered with a uniform amplitude of 0.3-0.5 cm, 1 second/time, 10 seconds for each acupoint, and retained for 20 minutes. The same needles stimulation was repeated after 7 and 15 minutes to achieve aspiration as frequently and significantly as possible. We observed the components of deqi by the Southampton Needle Sensation Questionnaire and assessed the intensity of low back pain by the Visual analog scale (VAS). Results: Among the sensations typically associated with deqi, pricking were most common (100%), followed by some feelling of discomfort (88,9%), heaviness (86,7%) spreading (86,7%), dull pain (77,8%), deep pain (75,6%), electric shock (66,6%), warm (62,2%), pressure (57,8%), tingling (55,6%). The most intense types of needling sensations were heaviness (1,98 ± 0,965), spreading (1,69 ± 0,848), dull pain (1,58 ± 1,011), followed by discomfort, deep pain, warm sensations. The average VAS before needle insertion was 73,6 ± 8,861mm, after 30 minutes of needle withdrawal was 70,31 ± 60,71 ± 9,107mm. The differences were statistically significant p<0.001. Conclusion: Acupuncture is considered a crucial component of acupuncture that involves the association of many different sensations. Acupuncture creates a feeling of Deqi, which relieves pain immediately after acupuncture.
- Đăng nhập để gửi ý kiến