
Ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đau là một trong những triệu chứng thường gặp và cần chỉ định opioid dài hạn. Bệnh nhân cần có kiến thức về opioid và tuân thủ điều trị để đạt hiệu quả mong muốn. Mục tiêu: Xây dựng và thẩm định bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng opioid trên bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành qua 5 giai đoạn: (1) Tổng quan y văn, dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan để xây dựng bộ câu hỏi sơ bộ; (2) Hoàn chỉnh bộ câu hỏi thử nghiệm thông qua góp ý và đánh giá 2 lần của hội đồng chuyên gia; (3) Đánh giá mức độ rõ ràng và dễ hiểu của bộ câu hỏi trên 10 bệnh nhân; (4) Thẩm định tính nhất quán của bộ câu hỏi thông qua khảo sát trên 20 bệnh nhân. Thang đo đạt tính nhất quán khi hệ số Cronbach’s alpha ≥ 0,7. Tính giá trị nội dung (content validity) dựa trên ý kiến đánh giá lần thứ 2 của hội đồng chuyên gia; (5) Hoàn chỉnh bộ câu hỏi. Kết quả: Về mặt nội dung, tất cả câu hỏi đều đạt điểm đánh giá tuyệt đối ở lần 2 bởi Hội đồng chuyên gia. Điểm trung bình đánh giá cho tiêu chí về từ ngữ và ngữ nghĩa là 0,96 ± 0,05. Điểm Cronbach’s alpha của các nội dung trong bộ câu hỏi đều trên 0,7. Kết luận: Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng opioid được đánh giá đạt độ tin cậy để tiến hành trên bệnh nhân ung thư đang điều trị opioid ngoại trú.
In advanced cancer patients, pain is one of the most common symptoms and requires long-term opioid therapy. Patients should have adequate knowledge and adhere to opioid treatment to achieve the desired effect. Objective: To develop and validate a knowledge, attitude and practice (KAP) questionnaire on opioid use in cancer outpatients. Methods: The study was conducted through 5 phases: (1) Conduct a preliminary questionaire based on literature review, of relevant national and international studies; (2) Review and revise the questionnaire based on feedbacks from expert panel; (3) Determine the level of clarity and intelligibility of the questionnaire in 10 patients; (4) Assess the internal consistency of the questionnaire based on a pilot of 20 patients. Cronbach's alpha of at least 0.7 indicated adequate internal consistency. Content validity was based on the expert judgment at the second time; (5) Complete the questionnaire. Results: In terms of content, all items received full score at the second judgment by the expert panel. The mean score for semantic and idiomatic compatibility was 0.96 ± 0.05. Cronbach's alpha values of all items in the questionnaire were over 0.7. Conclusions: The KAP questionnaire on opioid use was developed and achieved its internal consitency and content validity to use for survey on opioid use in outpatient settings.
- Đăng nhập để gửi ý kiến