Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh sau phẫu thuật bệnh lý gan-mật-tụy và ống tiêu hóa: hồi cứu 120 ca bệnh tại bệnh viện Bạch Mai

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh sau phẫu thuật bệnh lý gan-mật-tụy và ống tiêu hóa: hồi cứu 120 ca bệnh tại bệnh viện Bạch Mai
Tác giả
Trần Quế Sơn; Nguyễn Thế Hiệp; Đỗ Thị Bích Ngọc; Trần Hiếu Học
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
08
Trang bắt đầu
173 - 181
ISSN
2354-080X
Tóm tắt

Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là mục tiêu quan trọng để cải thiện chất lượng phẫu thuật. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm người bệnh được phẫu thuật các bệnh lý tiêu hóa. Phương pháp mô tả tiến cứu tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2023 đến 6/2023. Ghi nhận tỷ lệ và phân tích đơn biến dự đoán các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong 30 ngày sau mổ. Tổng số 120 bệnh nhân, 9 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ (7,5%). Tuổi trung bình là 55,9 ± 18,0 (14 - 91) tuổi. Phân tích đơn biến, có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa các yếu tố ASA < III và ASA ≥ III (4,3% so với 17,9%, p = 0,017); không tiền sử và đã phẫu thuật ổ bụng (3,5% so với 10,5%, p = 0,01); mổ nội soi và mổ mở (0% so với 16,4%, p = 0,001). Không có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm khuẩn giữa các yếu tố nam và nữ (8,8% so với 5,8%, p = 0,53); tuổi < 60 và ≥ 60 (8,5% so với 6,6%, p = 0,69); BMI (p = 0,196); bệnh phối hợp so với không bệnh phối hợp (8,6% so với 6,5%, p = 0,65); thời gian nằm viện ≤ 7 ngày với > 7 ngày (13% so với 6,2%, p = 0,26); mổ cấp cứu so với mổ phiên (5,9% so với 8,7%, p = 0,56) và mức độ sạch bẩn của phẫu thuật (p = 0,06). Kết luận: tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 7,5%. ASA ≥ 3, tiền sử mổ bụng cũ và mổ mở là các yếu tố dự đoán làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Abstract

Reducing the incidence of surgical site infection (SSI) is an important goal for surgical quality improvement. This study aimed to determine the incidence and factors associated with SSI in a group of patients undergoing surgery for pancreatico-hepato-biliary and gastrointestinal tract diseases. We conducted a prospective descriptive study at Bach Mai Hospital from January to June 2023. The demographic and perioperative characteristics were collected, and the main outcome was SSI within 30days post-operation.In total, 120 patients were enrolled and SSI occurred in 9 patients (7.5%). The median age was 55.9 ± 18.0 years old (14 – 91). Univariate logistic regressions were conducted to predict risk factors of SSI after hepato-biliary and gastrointestinal diseases. There was a difference in SSI between factors ASA < III or ASA ≥ III (4.3% vs. 17.9%, p = 0.017); non-history or had a history of abdominal surgery (3.5% vs 10.5%, p = 0.01); laparoscopic or open surgery (0% vs 16.4%, p = 0.001). There was no difference in SSI rates between male or female factors (8.8% vs. 5.8%, p = 0.53); age < 60 or ≥ 60 (8.5% vs. 6.6%, p = 0.69); BMI (p = 0.196); comorbidity or non-comorbidity (8.6% vs. 6.5%, p = 0.65); duration of hospital stay ≤ 7 days or > 7 days (13% vs. 6.2%, p = 0.26); emergency or planned surgery (5.9% vs. 8.7%, p = 0.56) and surgical wound classification system (p = 0.06). Conclusion: This study provides the newest data on SSI after hepato-pancreatico-biliary and gastrointestinal tract surgery was 7.5%. Significant factors associated with SSI were ASA ≥ 3, history of abdominal surgery, and open surgery.