
Trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tủy thượng thận hai bên ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả một ca bệnh. Kết quả: Trẻ nam 14 tuổi, phát hiện tình cờ cao huyết áp sau khi khám sức khỏe do tai nạn giao thông ngã xe đạp. Khám lâm sàng: bệnh nhân không sờ thấy khối ở thành bụng, không có phản ứng thành bụng, mạch nhanh và huyết áp duy trì cao liên tục. Siêu âm bụng và chụp cắt lớp ghi nhận có khối u thượng thận 2 bên kích thước bên trái 8cm, bên phải 7cm. Xét nghiệm máu: giá trị các chỉ số trong công thức máu và đông máu cơ bản trong ngưỡng giới hạn bình thường. Chỉ số HVA niệu bình thường (2,34 micromol/l) và VMA niệu tăng (18,58 micromol/l). Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u tủy thượng thận 2 bên. Bệnh nhân được điều trị nội khoa ổn định huyết áp trước mổ. Bệnh nhân đã được nút động mạch thượng thận trái kết hợp phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận 2 bên. Tình trạng ổn định sau phẫu thuật, bệnh nhân được ra viện sau 10 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là u sắc tố bào (pheochromocytoma) 2 bên, diện phẫu thuật không có u. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế sau mổ. Theo dõi tới thời điểm hiện tại sau 3 tháng phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định. Kết luận: U tủy thượng thận 2 bên rất hiếm gặp ở trẻ em. Phối hợp điều trị giữa các bác sỹ nội tiết, gây mê, ngoại khoa và phẫu thuật cắt u triệt để đem lại kết quả khả quan.
To present clinical and laboratory findings of bilateral pheochromocytoma and laparoscopic bilateral adreclectomy results in children. Methods: a case report. Results: a male - 14 years old accidentally was found of hypertension after traffic accident. Clinical examination revealed: no abdominal mass, no tenderness, hypercardia and hypertension. On abdominal ultrasound and CT scanner described bilateral adrenal mass (Right: 8cm, Left: 7cm). Laboratory findings showed that: total blood count and coagulation test is normal. HVA in urine was normal (2,34 micromol/l) and increased VMA in urine (18,58 micromol/l). The patient was diagnosed of biliateral pheochromocytoma pre-operatively. He was admiited at VN National Children’s Hospital to control blood pressure. After that, the management was the combination of L-adrenal artery blockage by stent and laparoscopic bilateral adrenalectomy. The patient’s condition after operation was stable. He was discharged after 10 days. The pathology result was bilateral pheochromcytoma without tumor on the borderline tissue. He was treated by hormone therapy and monitored carefully. The patient has been followed up (3 months) until now with good result. Conclusion: Bilateral pheochromocytoma is a rare disease in children. The discussion between endocrinology doctor, anesthesis, surgeon and totally bilateral adrenalectomy show a good result.
- Đăng nhập để gửi ý kiến