Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Các chỉ dấu sinh hóa hiện tại và mới liên quan ung thư biểu mô tế bào gan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Các chỉ dấu sinh hóa hiện tại và mới liên quan ung thư biểu mô tế bào gan
Tác giả
Phạm Thị Thu Thủy; Hồ Tấn Đạt
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
Đặ biệt
Trang bắt đầu
28-35
ISSN
1859-2872
Tóm tắt

Ung thư biểu mô tế bào gan đứng hàng thứ sáu trong các ung thư hay gặp trên thế giới và là nguyên nhân thứ tư gây tử vong do ung thư. Vì vậy vấn đề chẩn đoán sớm ung thư thật cần thiết giúp cho hiệu quả điều trị tốt nhất và phát hiện sớm tái phát làm tăng cơ hội sống còn cho bệnh nhân. Ngoài các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), các dấu ấn sinh học ngày càng tỏ ra có vai trò trong chẩn đoán ung thư sớm, giúp tiên đoán ung thư gan trong các trường hợp viêm gan B, C mạn tính (CHB, CHC) hay xơ gan, giúp theo dõi sau điều trị và phát hiện tái phát. Xét nghiệm AFP, AFP-L3, PIVKA II đã được ứng dụng nhiều trong việc phát hiện HCC sớm, cho kết quả chẩn đoán tốt nhất với AUROC là 0,86. Theo xu hướng ngày càng phát triển các dấu ấn sinh hóa mới tiên đoán ung thư sớm tiếp tục ra đời: M2BPGi, HBcrAg, AKR1B10, AXL, GP73, GPC3… Trong đó M2BPGi, HBcrAg đã được sử dụng ở Việt Nam tỏ ra có giá trị trong quản lý HCC liên quan virus viêm gan B. Do vậy mỗi kỹ thuật, mỗi dấu ấn sinh học để chẩn đoán HCC đều có ưu và khuyết điểm khác nhau nên phải biết để xử dụng cho hợp lý, chính xác và hiệu quả.

Abstract

HCC was ranked as the sixth most common cancer in the world and was the fourth leading cause of cancer-related deaths. Therefore, the early diagnosis of HCC is essential for the most effective treatments and early detection of recurrence in order to increase the patients’ chances of survival. In addition to imaging devices such as ultrasound, CT, and MRI, biomarkers increasingly play a role in the early diagnosis of HCC. They help to predict hepatocellular carcinoma in cases of chronic hepatitis B, C or cirrhosis, to monitor patients after treatment and to detect recurrences. Along with AFP and AFP-L3, PIVKA II has been widely applied in early HCC detection, as this method provides the best diagnostic result with AUROC at 0.86. With the growing trend of applying markers in early cancer diagnosis, a number of markers continue to be launched such as M2BPGi, HBcrAg, AKR1B10, AXL, GP73, GPC3, etc. Among them M2BPGi and HBcrAg have been used in Viet Nam and they prove to be valuabe in HBV- related HCC management. Every technique and biomarker used to diagnose HCC has their advantages and disadvantages. So it is necessary to know how to use each of them properly, accurately, and effectively.