Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Can thiệp qua da loại bỏ xương cá trong ổ áp xe gan: Báo cáo ca lâm sàng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Can thiệp qua da loại bỏ xương cá trong ổ áp xe gan: Báo cáo ca lâm sàng
Tác giả
Lê Tuấn Linh; Nguyễn Thái Bình; Mai Văn Hải; Nguyễn Tiến Mạnh
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
128-130
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Dị vật ống tiêu hóa là một trong những nguyên nhânthường gặp khiến bệnh nhân (BN) phải nhập viện cấp cứu. Đa số dị vậtống tiêu hóa có thể đào thải tự nhiên ra ngoài cơ thể. Một số trường hợp dị vật di trú sang các cơ quan khác gây nhiều biến chứng nguy hiểm, cần phải sớm đưa ra khỏi cơ thể.Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày một trường hợp áp xe gan trái do xương cá ở bệnh nhân nam, 64 tuổi. Bệnh nhân được lấy dị vật qua da bằng đường hầm xuyên nhu mô gan (Image-guided Percutaneous Transhepatic Removal: IPTR, sau đó điều trị ổ áp xe bằng kháng sinh. Đây là phương pháp được đánh giá là đơn giản, xâm lấn tổi thiểu, khả thi và có thể thay thế cho phẫu thuật đặc biệt ở bệnh nhân có nguy cơ cao khi phẫu thuật.

Abstract

Foreign body in the gastrointestinal tract is a common cause of emergency hospitalization in many patients.Most gastrointestinal foreign bodies can be eliminated naturally from the body. In some cases, foreign bodies migrate to other organs, causing many dangerous complications and need to be removed from the body timely. In this article, we present a case of a 64-year-old man who was diagnosed with a hepatic abscess secondary to a migrated fish bone. The fishbone was successfully removed by image-guided Percutaneous Transhepatic Removal (IPTR) approach and then the patient received antibiotics for the abscess. This method is simple, minimal invasive, feasible alternative to surgical removal, particularly if the patient is considered to be at high surgical risk.