
Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi di căn não chưa can thiệp tại Bệnh viện K. Xác định các yếu tố liên quan đến điểm đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi di căn não chưa can thiệp tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 92 người bệnh đang điều trị tại khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện K. Kết quả: Đa phần điểm trung bình của các khía cạnh về mặt chức năng đều trên 50 điểm. Trong khi đó, điểm trung bình các triệu chứng nằm trong khoảng từ 13,0 ± 24,2 (Co giật) đến 57,4 ± 26,4 (Mệt mỏi). Có 48 người bệnh vẫn hoạt động được hoàn toàn độc lập (chiếm 52,2%) theo thang điểm Karnofski. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) ở hầu hết khía cạnh trong hai thang đo với điểm Karnofski và mức độ đau. Ngoài ra, điểm đánh giá CLCS chung của nhóm người bệnh có kích thước u 10 - 20mm (Md = 16,7, n = 48) và > 20mm (Md = 16,7, n = 28) thấp hơn so với nhóm người bệnh có kích thước u < 10mm (Md = 20,8, n = 16), p < 0,05. Kết luận và khuyến nghị: cần thiết đánh giá CLCS của người bệnh ung thư thường quy song song với các nhận định qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Từ đó, xác định các vấn đề về chức năng cũng như triệu chứng người bệnh thường gặp để xây dựng kế hoạch chăm sóc, tư vấn, phục hồi chức năng phù hợp với từng người bệnh và từng thời điểm cụ thể, đồng thời cung cấp thông tin cho nhóm chăm sóc, điều trị có can thiệp phù hợp nhằm nâng cao CLCS cho nhóm người bệnh này.
To describe quality of life of lung cancer patients with brain metastases at Vietnam National Cancer hospital. To identify the relationships between quality of life and its related factors of lung cancer patients with brain metastases at Vietnam National Cancer hospital. Subjects and method: A descriptive cross- sectional study was conducted among 92 lung cancer patients at Vietnam national cancer hospital. Results: Almost the mean scores of functional subscales were above 50. Meanwhile, the mean scores ranged from 13.0 ± 24.2 (seizures) to 57.4 ± 26.4 (fatigue) on the symptom subscales. 48 participants (52.2%) could be able to carry on normal activity and work without special care needed following the Karnofsky performance status scale (KPS). There were significant associations between quality of life and the KPS as well as the level of pain. Especially, patients who had the tumor sizes 10 - 20mm (Md = 16.7, n = 48) or more than 20 mm (Md = 16.7, n = 28) got lower level of quality of life than those who had tumor sizes less than 10mm (Md = 20,8, n = 16), p < 0,05. Conclusion: It is necessary to regularly assess the quality of life among cancer patients in parallel with the clinical and laboratory examinations. Based on these results, the treatment and care plans will be developed to be specific for each individual to enhance the patient’s quality of life.
- Đăng nhập để gửi ý kiến