Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Chuyển đổi số: bước tiến lớn trong ngành y học

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Chuyển đổi số: bước tiến lớn trong ngành y học
Tác giả
Phùng Thị Nga, ThS.Trần Thị Tâm
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
8
Trang bắt đầu
9-14
ISSN
2734-9500
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Hiện nay, chuyển đổi số đang là xu hướng của các doanh nghiệp nói chung, ngành Y tế nói riêng. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định ngành Y tế/chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu. Ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi số trong ngành Y tế đang dần được thực hiện như: Áp dụng hệ thống phần mềm y tế trong các bệnh viện, nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, chia sẻ tích hợp dữ liệu, tạo tiền đề cho việc nâng cao khả năng tự động hóa; Số hóa hệ thống thông tin y tế; Triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; Hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử; Khám chữa bệnh từ xa, theo dõi bệnh nhân từ xa; Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc khám chữa bệnh… Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng, đánh giá kết quả đạt được của chuyển đổi số, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chuyển đổi số trong ngành Y tế.

Abstract

Currently, digital transformation has been a trend of businesses in general and the healthcare industry in particular. Decision No. 749/QD-TTg dated June 3, 2020 on “National Digital Transformation Program to 2025, with orientation to 2030” identifies the healthcare/healthcare sector as one of the priority sectors for digital transformation. In Vietnam, the process of digital transformation in the health sector is gradually being implemented such as applying medical software systems in hospitals to ensure connectivity, sharing and integrating data, creating a premise for improving automation capabilities; digitizing health information systems; deploying electronic medical records; electronic prescription management system; remoting medical examination and treatment, remoting patient monitoring; developing the application of artificial intelligence (AI) in medical examination and treatment and so on. The article focuses on studying the current situation and evaluating the results of digital transformation, on that basis, proposes a number of solutions to contribute to the improvement of medical conditions and high quality digital transformation in the healthcare industry