Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Chuyển đơn phôi nang: giải pháp hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ đa thai ở bệnh nhân dưới 35 tuổi

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Chuyển đơn phôi nang: giải pháp hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ đa thai ở bệnh nhân dưới 35 tuổi
Tác giả
Nguyễn Thanh Tùng; Đoàn Thị Hằng; Đỗ Ngọc Lan; Nguyễn Minh Phương
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
240-243
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

So sánh kết quả có thai và tỉ lệ đa thai giữa chuyển đơn phôi nang và chuyển hai phôi nang ở chu kỳ chuyển phôi đông lạnh của nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân chuyển phôi nang đông lạnh dưới 35 tuổi có phôi chất lượng tốt được chia thành 2 nhóm, nhóm 1 (nhóm nghiên cứu) gồm 78 bệnh nhân chuyển 1 phôi nang, nhóm 2 (nhóm chứng) gồm 85 bệnh nhân chuyển 2 phôi nang. Đánh giá tỉ lệ có thai, tỉ lệ phôi làm tổ, tỉ lệ thai diễn tiến, tỉ lệ thai sinh sống, tỉ lệ sảy thai, tỉ lệ sinh non và tỉ lệ đa thai của 2 nhóm. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tỉ lệ có thai (56,41% so với 56,47%; p = 0,99), tỉ lệ thai lâm sàng (51,2% so với 52,9%; p = 0,83), tỉ lệ thai diễn tiễn (44,8% so với 44,7%; p = 0,98) và tỉ lệ thai sinh sống (44.8% so với 44,7%; p = 0,98). Tuy nhiên nhóm chuyển 2 phôi nang có tỉ lệ đa thai, tỉ lệ sinh non cao hơn nhiều so với nhóm chuyển 1 phôi nang (31% so với 2,5%; p = 0,001 và 31,5% so với 2,8%; p = 0,001). Kết luận: Chuyển một phôi nang đông lạnh chất lượng tốt trên các bệnh nhân dưới 35 tuổi hạn chế được tỉ lệ đa thai, vẫn đảm bảo tỉ lệ có thai lâm sàng, thai diễn tiến, thai sống tương đương so với chuyển hai phôi nang.

Abstract

Comparison of pregnancy outcomes and multiple pregnancy rates between single blastocyst transfer and double blastocyst transfer in frozen embryo transfer cycle of patients under 35 years of age. Methods: Patients with frozen blastocyst transfer under 35 years of age and with good quality embryos were divided into 2 groups, group 1 (study group) included 78 patients with 1 blastocyst transfer, group 2 (control group) included 85 patients with 2 blastocysts transfer. Evaluation of pregnancy rate, embryo implantation rate, ongoing pregnancy rate, live birth rate, miscarriage rate, preterm birth rate and multiple pregnancy rate of 2 groups. Results: There were no statistically significant differences between pregnancy rate (56,41% vs 56,47%; p = 0,99), clinical pregnancy rate (51,2% vs 52,9%; p = 0,83), ongoing pregnancy rate (44,8% vs 44,7%; p = 0,98) and live birth rate (44.8% vs 44,7%; p = 0,98) between the 2 groups. However, the group that transferred 2 blastocysts had a higher multiple pregnancy rate and premature birth rate than the group that transferred 1 blastocyst (31% vs 2,5%; p = 0,001 and 31,5% vs 2,8%; p = 0,001). Conclusion: The transfer of single good quality frozen blastocyst in patients under 35 years of age reduces the multiple pregnancy rate, while ensuring the same clinical and ongoing pregnancy and live birth rates as compared with double blastocyst transfer.