Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm bệnh gút khởi phát ở người trẻ tuổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm bệnh gút khởi phát ở người trẻ tuổi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec
Tác giả
Trịnh Thị Nga; Phạm Hoài Thu; Nguyễn Mai Hồng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
143-150
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Gút là bệnh lý khớp viêm phổ biến nhất ở người trưởng thành, chủ yếu gặp ở nam giới từ 45 tuổi trở lên. Cùng với xu hướng trẻ hoá các bệnh rối loạn chuyển hoá, bệnh gút ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng. Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh gút khởi phát ở người trẻ tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 39 bệnh nhân gút tuổi từ 19 đến 40 tuổi, khám tại bệnh viện đa khoa Medlatec từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2023. Các bệnh nhân được đánh giá đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ. Kết quả: Đa phần bệnh nhân gút trẻ tuổi là nam giới (97,4%), mắc béo phì (69,2%) và rối loạn chuyển hoá lipid máu (66,7%). 97,4% bệnh nhân khởi phát lần đầu ở khớp chi dưới, trong đó thường gặp nhất là khớp cổ chân (41%). Nhóm nghiên cứu có 37/39 (94,9%) bệnh nhân có nồng độ acid uric máu  360 μmol/L, chỉ có 23,1% tăng bạch cầu và 53,8% tăng CRP trong đợt cấp. Hình ảnh siêu âm thường gặp nhất là tràn dịch khớp (53,8%). 13 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép, 10/13 bệnh nhân (76,9%) có hình ảnh lắng đọng tinh thể urat. Bệnh nhân hút thuốc lá, uống rượu, không tập thể dục, có tiền sử gia đình mắc bệnh gút có acid uric trung bình cao hơn nhóm không có các yếu tố nguy cơ này (p<0,05). Kết luận: Bệnh gút ở người trẻ tuổi thường khởi phát lần đầu tại khớp cổ chân với mức độ acid uric máu cao kèm theo tình trạng béo phì, rối loạn chuyển hoá lipid máu.

Abstract

Gout is the most common inflammatory arthritis in adults, affecting primarily men over 45 years of age. Along with the trend of rejuvenating metabolic disorders, early-onset gout is increasing. Objective: The objective of this study is to investigate the clinical, para-clinical characteristics and some risk factors of patients with early‐onset gout. Subjects and methods: Cross sectional study. At Medlatec General Hospital, 39 patients (aged 19 to 40 years) who met the 2015 ACR-EULAR Gout Classification Criteria were evaluated for anthropometric, clinical, laboratory characteristics, and risk factors. Results: The majority of early‐onset gout patients were men (97,4%), had obesity (69,2%), and had dyslipidemia (66,7%). 97,4% of patients had the first onset in the lower limb joints, the most common of which was the ankle joint (41%). 94,9% of patients had serum uric acid levels  360 μmol/L. During an acute gout attack, patients rarely had an increase in WBC levels (23,1%) and one half of patients had an increase in CRP levels (53,8%). The most common ultrasound image was joint effusion (53,8%). There were 13/39 patients who had dual-energy computed tomography, 76,9% of patients of which had images of urate crystal deposition. Patients who smoked, used alcohol, did not exercise, and had a family history of gout had higher serum uric acid levels than the group without these risk factors (p<0,05). Conclusion: The early-onset gout often first stared in the ankle joint with high serum uric acid levels, accompanied by obesity and dyslipidemia.