Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm giải phẫu bệnh tân sinh chế nhầy ruột thừa (LAMN, HAMN, MACA)

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm giải phẫu bệnh tân sinh chế nhầy ruột thừa (LAMN, HAMN, MACA)
Tác giả
Lê Minh Huy; Dương Huỳnh Trà My
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
DB
Trang bắt đầu
242-248
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá đặc điểm giải phẫu bệnh của các tổn thương chế nhầy ruột thừa theo phân loại mới của Tổ chức Y Tế Thế giới năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập các tiêu bản và đánh giá lại đặc điểm mô bệnh học, đưa ra chẩn đoán theo phân loại mới của Tổ chức Y Tế Thế giới năm 2019. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 109 trường hợp tổn thương chế nhầy ruột thừa. Tổn thương chế nhầy tân sinh chiếm tỉ lệ 85,3% (93/109). Trong các tổn thương chế nhầy do tân sinh: LAMN chiếm 69,9% (65/93); HAMN chiếm 10,8% (10/93); carcinôm tuyến chế nhầy ruột thừa chiếm 5,4% (5/93). Các đặc điểm về chất nhiễm sắc, tỉ lệ nhân/ bào tương, và tần suất hiện diện của hạt nhân khác biệt đáng kể giữa hai nhóm AMN và tổn thương răng cưa. Các đặc điểm hình thái tế bào khác như sự sắp xếp tế bào u, hình dạng tế bào u, phân bào và hoại tử tế bào có khuynh hướng giống nhau giữa hai nhóm tổn thương. Tổn thương nhóm AMN (LAMN, HAMN, MACA) có thể lan rộng tổn thương đến các lớp khác nhau của thành ruột, và cả bên ngoài ruột thừa, như phúc mạc và các cơ quan lân cận. Ngược lại, các tổn thương tân sinh khác (tổn thương răng cưa) thường đặc trưng duy trì cấu trúc niêm mạc, không gây mất lớp cơ niêm và mô đệm niêm mạc. Kết luận: Chẩn đoán các tổn thương chế nhầy ruột thừa dựa trên các đặc điểm tế bào, cấu trúc sắp xếp và các đặc điểm tổn thương khác như mức độ lan rộng, đặc điểm chất nhầy…giúp giải quyết nhiều nhầm lẫn xung quanh chẩn đoán cho các tổn thương chế nhầy ruột thừa.

Abstract

To evaluate the pathological characteristics of appendiceal mucinous lesions according to the new classification of the World Health Organization in 2019. Methods: Retrospective. Collect specimens and re-evaluate histopathological characteristics, make a diagnosis according to the new classification of the World Health Organization in 2019. Results: The study was conducted on 109 cases of mucosal lesions of the appendix. Neoplastic mucosal lesions accounted for 85.3% (93/109). In neoplastic mucosal lesions: LAMN accounted for 69.9% (65/93); HAMN accounted for 10.8% (10/93); appendiceal mucinous adenocarcinoma accounted for 5.4% (5/93). The chromatin characteristics, nucleus/cytoplasmic ratio, and frequency of nuclear presence were significantly different between the two groups of AMN and serrated lesions. Other cytomorphological features such as tumor cell arrangement, tumor cell shape, mitosis and cell necrosis tended to be similar between the two groups of lesions. Lesions of the AMN group (LAMN, HAMN, MACA) can extend to different layers of the intestinal wall and outside the appendix, such as the peritoneum and adjacent organs. In contrast, other neoplastic lesions (serrated lesions) are typically characterized by maintenance of mucosal structure, without loss of mucosal muscle and stroma. Conclusion: Diagnosis of appendiceal mucinous lesions based on cellular characteristics, arrangement structure and other lesion characteristics such as extent of spread, mucus characteristics, etc., helps to resolve many confusions around the diagnosis for mucinous lesions of the appendix.