Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm hình ảnh suy tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm doppler

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm hình ảnh suy tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm doppler
Tác giả
Võ Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Hoa Quỳnh, Nguyễn Thời Hải Nguyên, Lê Trung Đức Tài
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
48
Trang bắt đầu
78-86
ISSN
0866-7551
Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện tại khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 5/2023 đến 5/2024. Đối tượng nghiên cứu là các trường hợp siêu âm Doppler mạch máu chi dưới ghi nhận có suy tĩnh mạch. Các kiểu trào ngược của suy tĩnh mạch hiển lớn được phân loại thành 4 loại như sau: loại 1, trào ngược ở cả vùng mắt cá chân và chỗ nối hiển đùi; loại 2, trào ngược vùng mắt cá chân, chỗ nối hiển đùi bảo tồn; loại 3, trào ngược ở chỗ nối hiển đùi, vùng mắt cá chân bảo tồn; loại 4, trào ngược toàn bộ tĩnh mạch hiển lớn. Kết quả: Có 130 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình là 59 ± 11, tỷ lệ nữ / nam = 2,2. Tỷ lệ suy tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu lần lượt là 91,0; 15,8 và 15,0%. Phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn C2 với 37,6%. Các vị trí trào ngược tĩnh mạch hiển lớn thường gặp nhất là giữa đùi, trên gối và dưới gối (>70%). 96,7% trường hợp có trào ngược ở giữa đùi và/hoặc dưới gối. Tỷ lệ các kiểu trào ngược 1, 2, 3, 4 của tĩnh mạch hiển lớn lần lượt là 34,2; 24,3; 23,7 và 17,8%. CEAP 4 có xuất độ cao nhất ở kiểu 3,4 và thấp nhất ở kiểu 1. Điểm VCSS ở kiểu 1, 2 nhỏ hơn có ý nghĩa so với kiểu 3, 4. Kết luận: Suy tĩnh mạch hiển lớn thường gặp nhất ở bệnh nhân có suy tĩnh mạch. Trào ngược ở van tận cùng (kiểu 3 và 4) liên quan với mức độ lâm sàng nặng. Kiểm tra trào ngược ở vị trí giữa đùi và dưới gối có thể giúp tăng khả năng phát hiện suy tĩnh mạch hiển lớn.

Abstract

Descriptive cross-sectional study, performed at Dong Nai General Hospital from May 2023 to May 2024. The research subjects were cases of venous insufficiency diagnosed with Doppler ultrasound. The reflux patterns of great saphenous vein insufficiency are classified into 4 types as follows: type 1, reflux in both the ankle and saphenofemoral junction; type 2, ankle reflux, preserved saphenofemoral junction; type 3, reflux at the saphenofemoral junction, preserved ankle area; type 4, total great saphenous vein reflux. Results: There were 130 patients participating in the study. Average age is 59 = 11 years, female/male ratio = 2.2. The rate of great saphenous, lesser saphenous, and deep vein insufficiency is 91.0, 15.8 and 15.0%, respectively. The majority o f patients are in stage C2 with 37.6%. The most common locations for great saphenous vein reflux are nud-thigh, above the knee and below the knee (>70%). 96.7% of cases have reflux in the middle of the thigh and/or below the knee. The rates of reflux types 1, 2, 3, and 4 of the great saphenous vein are 34.2; 24.3; 23.7 and 17.8%. CEAP 4 has the highest incidence in types 3 and 4 and the lowest in type 1. VCSS scores in types 1 and 2 are significantly smaller than those in types 3 and 4. Conclusion: Great saphenous vein insufficiency is most common in patients with venous insufficiency. Terminal valve regurgitation (types 3 and 4) is associated with clinical severity. Checking for reflux at the nud- thigh and below-the-knee locations may increase the likelihood of detecting great saphenous vein insufficiency.