Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc hội chứng tự kỷ tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Thái Bình

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc hội chứng tự kỷ tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Thái Bình
Tác giả
Trần Thị Thu Hà; Nguyễn Thị Minh Phương; Nguyễn Thị Hà Phương; TrầnThị Tố Hoa
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
54-57
ISSN
2815-5548
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mắc hội chứng tự kỷ tại khoa Phục hồi chức năng, bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình năm 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả thông qua hồi cứu bệnh án của bệnh nhân mắc hội chứng tự kỷ. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu là trẻ trai chiếm 64,7%, trẻ gái chiếm 35,3%; 62,2% trẻ mắc chứng tự kỷ ở mức Nhẹ - Trung bình; Đối tượng gặp khiếm khuyết giao tiếp chiếm 71,8%; suy giảm tương tác xã hội chiếm 46,2% và 32,1% có hành vi lặp lại; 79,5% trẻ chậm nói, chiếm tỉ lệ cao nhất; trẻ chơi một mình là chủ yếu đều chiếm 69,2%; 57,7% giao tiếp bằng mắt kém.

Abstract

Describe clinical characteristics of patients with autism spectrum disorder at the Department of Rehabilitation, Thai Binh Children’s Hospital 2017. Method: Descriptive study using medical records of patients with autism spectrum disorder. Results: The study subjects were boys, accounting for 64,7%, girls accounting for 35,3%; 62,2% of children with autism at light - medium; Subjects with communication defects accounted for 71,8%; decline in social interaction accounted for 46,2% and 32,1% had repetitive behavior; 79,5% of children with speech delay, accounting for the highest rate; children playing alone mostly accounted for 69,2%; 57,7% poor eye contact.