Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài ở trẻ 6-24 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài ở trẻ 6-24 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh; Nguyễn Thị Thu Trang; Bùi Thị Linh; Nguyễn Thị Việt Hà
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
207-211
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh trên 67 trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi tại khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/07/2023 đến 30/04/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của trẻ bị bệnh trong nghiên cứu là 10,6 ± 4,3 tháng. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ trai/gái là 1,8/1. Số lần tiêu chảy khi bị bệnh trung bình là 8,2 ± 4,2 lần/ ngày, 31,3% trẻ có biểu hiện mất nước. 85,1% trẻ đi ngoài phân có nhiều nhày hoặc nhày máu. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là hậu môn đỏ (82,1%), chán ăn (64,2%), sốt (49,3%) và nôn (40,3%). Tổng số lượng bạch cầu trong công thức máu tăng chiếm 21, 9%, tỷ lệ trẻ có phần trăm bạch cầu đa nhân trung tính giảm và tăng lần lượt là 45,% và 20,3%; tỷ lệ trẻ có phần trăm bạch cầu lympho giảm chiếm 23,4%; 29,7% trẻ có tăng tỷ lệ phần trăm bạch cầu ái toan. 34,4% trẻ có thiếu máu và 25,8% trẻ có tăng chỉ số viêm CRP. 68,7% trẻ tiêu chảy kéo dài có kết quả soi phân có bạch cầu (++), 31,3% trẻ có cả hồng và bạch cầu trong phân ở mức độ (++) trở lên. 19,7% trẻ có tình trạng kém hấp thu mỡ và 40,9% trẻ có tình trạng bất dung nạp lactose. Tỷ lệ cấy phân dương tính thấp trong đó căn nguyên xác định được là E. coli. Kết luận: Trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài thường có biểu hiện sốt, chán ăn và đi ngoài phân nhầy máu. Xét nghiệm thường có tăng bạch cầu và CRP. Tỷ lệ cấy phân dương tính ở trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài còn thấp, căn nguyên chủ yếu là E. coli.

Abstract

To describe the clinical and laboratory characteristics of prolonged infectious diarrhea in children. Materials and methods: a prospective study was conducted on 67 children, aged 6-24 months, diagnosed with prolonged infectious diarrhea at the National Children’s Hospital from July 2023 to April 2024. Result: The mean age of children was 10.6 ± 4.3 months. The boy/girl ratio was 1.8/1. The most common clinical symptoms were anal redness (82.1%), anorexia (64.2%), fever (49.3%), vomiting (40.3%). The complete blood count showed an elevated white blood cells in 21.9%, the rates of children with low and high neutrophils was 45.% and 20.3%, respectively. The prevalence of low lymphocyte and eosinophilia was 23.4% and 29.7% respectively. 34.4% of children had anemia and 25.8% had an elevated CRP index. Stool examination analysis showed the rate of a positive with leukocytes was 68.7% and 31.3% positive with both red and white blood cells. Prevalence of fat malabsorption and lactose intolerance was 19.7% and 40.9%, respectively. The positive stool culture rate was low with E. coli. Conclusion: Prolonged infectious diarrhea occured in children 6-12 months old with common clinical symptoms of loose stools mixed with mucus or blood. The most common accompanying symptoms were anal redness, loss of appetite, fever and vomiting. Common blood tests were neutropenia and eosinophilia. The rate of children with the posositive stool culture was low and mainly with E. coli.