
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số thông số huyết động bằng phương pháp đo trở kháng lồng ngực ở bệnh nhân sốc giảm thể tích. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 30 bệnh nhân có chẩn đoán sốc giảm thể tích theo tiêu chuẩn Sốc giảm thể tích của Bộ Y tế. Bệnh nhân được đo các thông số huyết động bằng kỹ thuật đo trở kháng lồng ngực tại thời điểm vào viện và các thời điểm trong 24h đầu tại Trung tâm Cấp Cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nghiên cứu từ 10/2022 đến 10/2023. Kết quả: 30 bệnh nhân nghiên cứu, giới nam 77,1%, tuổi trung bình 49,96 ± 13,92, 93,33% bệnh nhân sống ra viện, 33,33% bệnh nhân cần thông khí nhân tạo. Thông số mạch tại các thời điểm: T0 116,37 ± 23,32, sau bolus dịch 112,5± 18,05, T1 05.5 ± 19.7, T6 98,03 ± 18,21, T12 91,57± 13,52, T24 82.26 ± 11.77. Nồng độ hemoglobin tại thời điểm vào viện là 64,83 ± 31,07, sau 24h là 78,86 ± 19,48. Thông số SVV tại các thời điểm là: T022,67 ± 19,56, sau bolus dịch 20,45 ± 17,63, T118,98 ± 13,04, T615,53 ± 10,06, T1212,31 ± 10.92,T2410,06 ± 9,17. Thông số TFC tại các thời điểm là: T0 19,87 ± 15,60, sau bolus dịch 20,54 ± 17,22, T1 2,.78 ± 17,93, T6 29,61 ± 18,6, T12 30,88 ± 20,04, T24 32,12 ± 21,12. Kết luận: Sốc giảm thể tích gặp chủ yếu ở nam giới, chủ yếu do sốc mất máu, với nồng độ hemoglobin tại thời điểm vào viện thấp, các thông số đo bằng phương pháp trở kháng lồng ngực phù hợp diễn biến lâm sàng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số tiền gánh tại thời điểm ngay sau bolus dịch, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm sau đó.
To describe the clinical characteristics, bedside findings, and some hemodynamic parameters using the transthoracic impedance method in patients with hypovolemic shock. Methods: A prospective observational study was conducted on 30 patients diagnosed with hypovolemic shock according to the criteria of the Ministry of Health's Hypovolemic Shock. Hemodynamic parameters were measured using the transthoracic impedance technique upon admission and at various time points within the first 24 hours at the Emergency Center A9 of Bach Mai Hospital. The study was conducted from October 2022 to October 2023. Results: Among the 30 patients in the study, 77.1% were male, with an average age of 49.96 ± 13.92. 93.33% of the patients survived and were discharged from the hospital, while 33.33% of patients required artificial ventilation. The mean arterial pressure at different time points were as follows: T0 116.37 ± 23.32, post-fluid bolus 112.5 ± 18.05, T1 105.5 ± 19.7, T6 98.03 ± 18.21, T12 91.57 ± 13.52, T24 82.26 ± 11.77. The hemoglobin concentration at admission was 64.83 ± 31.07 and 78.86 ± 19.48 after 24 hours. Stroke volume variation (SVV) values at different time points were: T0 22.67 ± 19.56, post-fluid bolus 20.45 ± 17.63, T1 18.98 ± 13.04, T6 15.53 ± 10.06, T12 12.31 ± 10.92, T24 10.06 ± 9.17. Thoracic Fluid Content (TFC) values at different time points were: T0 19.87 ± 15.60, post-fluid bolus 20.54 ± 17.22, T1 22.78 ± 17.93, T6 29.61 ± 18.6, T12 30.88 ± 20.04, T24 32.12 ± 21.12. Conclusion: Hypovolemic shock predominantly affects males, primarily due to hemorrhagic shock, with low hemoglobin concentration upon admission. Hemodynamic parameters measured using the transthoracic impedance method are consistent with clinical progression, with statistically significant differences noted immediately after fluid bolus, and further significant differences observed at subsequent time points.
- Đăng nhập để gửi ý kiến