Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái thần kinh VII ở bệnh nhân phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái thần kinh VII ở bệnh nhân phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
Tác giả
Nguyễn Văn Minh; Trần Thị Thùy Nhiên
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
01
Trang bắt đầu
104-112
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái thần kinh VII ở bệnh nhân (BN) u tuyến nước bọt mang tai có chỉ định phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 31 BN u tuyến nước bọt mang tai đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ 05/2020 đến 03/2021 được ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định kiểu phân nhánh dây thần kinh VII trong phẫu thuật cắt u tuyến nước bọt mang tai. Kết quả: U tuyến nước bọt mang tai xảy ra chủ yếu ở nam giới (58,1%), tuổi mắc bệnh trung bình là 51,5 ± 15,2. Triệu chứng thường gặp là khối gồ vùng mang tai tiến triển chậm. Kích thước u tuyến nước bọt mang tai trên cắt lớp vi tính thường gặp từ 2 - 4 cm (61,3%) và nằm ở thuỳ nông (80,0%). Tất cả đều là khối u lành tính, trong đó u Whartin phổ biến nhất (38,7%). Ở tất cả 27 BN được bộc lộ thần kinh mặt, dây thần kinh mặt bao gồm một thân được tách thành hai nhánh. Ở 12 BN xác định được loại phân nhánh dây thần kinh mặt, loại phân nhánh IV (41,7%) là loại phổ biến nhất được tìm thấy. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm tế bào học bằng kim nhỏ, chụp cắt lớp vi tính rất có giá trị trong chẩn đoán u tuyến nước bọt mang tai. Đánh giá hình thái dây thần kinh mặt giúp phòng tránh các biến chứng thần kinh xảy ra sau phẫu thuật.

Abstract

Tumors of parotid gland are common of maxillofacial pathology. Parotid gland tumors show a high morphological heterogeneity and presents with diagnostic and surgical challenges. Therefore, investigation of clinical, para-clinical features of parotid gland tumor and the morphology of the facial nerve is very important for surgery and preventing the facial palsy. Objective: To evaluate clinical, para-clinical features and the morphology of the facial nerve in parotid salivary tumor patients indicated for surgery. Materials and Methods: 31 patients with parotid gland tumor who were examined at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from May 2020 to March 2021 were recorded about clinical, paraclinical and the facial nerve branching patterns in surgical treatments of parotid tumors. Results: Male cases were in the majority (58.1%), the mean age of patients was 51.5 ± 12.5. Slow progressively swelling was the common presenting complaint. Majority of the tumor size in CT scanner were between 2 and 4 cm (61.3%) and in the superficial lobe (80.0%). All are benign tumors and Whartin tumor is the most common type (38.7%). In all 27 patients were exposed the VII nerve, the facial nerve consisted of one trunk separated into two divisions. In 12 patients with identified type of facial nerve branching, type IV (41.7%) were the most common type. Conclusion: Clinical and para-clinical were valuable for diagnosis. Facial nerve variations assessement can prevent the consequences of facial nerve injury after parotid surgery