
Mô tả dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm độc kim loại tại Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 60 bệnh nhân nhiễm độc kim loại (thiếc, đồng, chì, asen, thủy ngân) điều trị tại Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, trung vị tuổi 34 (23 – 36), gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 18 – 59 (76,7%), tỷ lệ nam/nữ: 1,5/1; nghề nhiệp công nhân và địa phương có liên quan chặt chẽ với nhóm nhiễm độc thiếc. Triệu chứng khởi phát và đặc điểm lâm sàng biểu hiện đa dạng với các bất thường về thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, da; đặc biệt tổn thương thần kinh chiếm tỷ lệ rất cao ở nhóm nhiễm độc thiếc (85,7%). Cận lâm sàng: tại thời điểm nhập viện tổn thương não trên MRI ở bệnh nhân nhiễm độc thiếc (71,4%); đồng (56,7%), thủy ngân (25%); hạ kali máu nặng (19,0%), toan chuyển hóa chỉ gặp ở bệnh nhân nhiễm độc thiếc (28,57%); thiếu máu cao nhất ở nhiễm độc chì (45,5%). Kết quả điều trị: khỏi hoàn toàn (68,3%), sống có di chứng (30%), tử vong (1,7%); đa số các bất thường lâm sàng, cận lâm sàng cải thiện rõ rệt tại thời điểm trước và sau điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Nhiễm độc kim loại tổn thương đa cơ quan, nhiều di chứng; nhiễm độc thiếc thường gặp ở đối tượng công nhân tái chế nhựa PVC, tổn thương não có tỷ lệ cao ở các bệnh nhân nhiễm độc thiếc và đồng.
To describe the epidemiology, clinical, subclinical characteristics and treatment outcomes of metal poisoned patients at the Poison Control Center of Bach Mai Hospital. Subjects and methods: A descriptive study on 60 patients with metal poisoning (tin, copper, lead, arsenic, mercury) treated at the Poison Control Center of Bach Mai Hospital from January 2018 to August 2022. Results: The median age was 34 (23 – 36), the most common in the 18 – 59 age group (76,7%), male/female ratio: 1,5/1. Geographic and occupational features were related to tin poisoning. The onset of symptoms and clinical features varied with neurological, circulatory, respiratory, digestive, and skin abnormalities; especially nerve damage accounted for a high rate in the group of tin poisoning (85,7%). Subclinical at the time of admission, brain damage on MRI in patients with tin toxicity (71,4%); copper (56,7%), mercury (25%). severe hypokalemia (19.0%), metabolic acidosis only seen in patients with tin toxicity (28,57%); anemia was highest in lead poisoning (45,5%). Treatment outcomes: complete recovery (68,3%), sequelae (30%), fatality (1,7%); Most of the clinical and subclinical abnormalities improved markedly after treatment, the difference was statistically significant (p < 0,05). Conclusion: Metal poisoning caused multi-organ damage, many sequelae; Tin poisoning was common in PVC recycling workers, brain damage had a high rate in patients with tin and copper poisoning.
- Đăng nhập để gửi ý kiến