
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ sinh non còn ống động mạch (CÔĐM) tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/4/2022 và nhận xét kết quả điều trị đóng ống động mạch bằng thuốc của các trẻ nói trên. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả một loạt ca bệnh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả: Tuổi thai khi sinh của nhóm trẻ CÔĐM trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở nhóm 28 - <34 tuần tuổi (77,8%), gặp chủ yếu ở trẻ nữ. Hầu hết trẻ được nhập viện trước giờ tuổi thứ 24 với cân nặng khi sinh 2000gr. Những triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là mạch nảy mạnh, tim tăng động và có tiếng thổi tâm thu. Bệnh đồng mắc khi nhập viện chủ yếu là bệnh màng trong, cơn thở nhanh thoáng qua và viêm phổi. Có 32/72 trẻ được chỉ định điều trị nội khoa bằng paracetamol đường tiêm. Sau điều trị, các chỉ số: kích thước nhĩ trái, tỷ lệ LA/Ao, đường kính phổi và đường kính chủ của ống động mạch đều giảm rõ rệt. Có 28/32 trẻ được điều trị bằng paracetamol đường tiêm cho kết quả đóng ống thành công. Thời gian hỗ trợ thở Oxy ở nhóm trẻ này ngắn hơn rõ rệt so với nhóm không đóng được ống động mạch. Kết luận: CÔĐM thường gặp ở trẻ sinh non <34 tuần với cân nặng lúc sinh thấp. Điều trị đóng ống bằng paracetamol đường tiêm mang lại hiệu quả tốt và không ghi nhận tác dụng phụ. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.
To describe the clinical and subclinical characteristics of preterm neonates with patent ductus arteriosus (PDA) at Hai Phong Children's Hospital from January 1, 2021 to April 30, 2022 and to comment on treatment results for closing PDA of the above children with medications. Subjects and methods: a retrospective study describing a series of cases by means of convenience sampling including all eligible patients for the study. Results: Gestational age at birth of the group of children with PDA in this study mainly concentrated in the group of 28 - <34 weeks of age (77.8%), mainly in female children. Most children were admitted to the hospital before the age of 24h with birth weight 2000g. The most common clinical symptoms were a bouncing pulse, active precordium and a systolic murmur. Co-morbidities on admission were mainly endocardial disease, transient tachypnea and pneumonia. 32/72 children were prescribed medical treatment with parenteral paracetamol. In the treatment of closure of PDA with parenteral paracetamol, the indices: left atrial size, LA/Ao ratio, lung diameter and aortic diameter of the ductus arteriosus were all significantly reduced. There were 28/32 children who were treated with parenteral paracetamol for successful tube closure. The duration of oxygen support in this group of children was significantly shorter than in the group that failed to close the ductus arteriosus. Conclusion: PDA was common in infants born <34 weeks premature with low birth weight. Treatment of tube closure with parenteral paracetamol gave good results and no side effects were noted. Further studies with larger sample sizes are needed.
- Đăng nhập để gửi ý kiến