Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân bằng methotrexate

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân bằng methotrexate
Tác giả
Phạm Thị Nga; Đặng Văn Em; Lê Hữu Doanh
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
60-64
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân bằng Methotrexate tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 01/01/2017 đến 30/06/2019. Đối tượng và phương pháp: phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng tự so sánh trước sau. 112 bệnh nhân, trong đó có 30 bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân không có chống chỉ định dùng Methotrexate và 30 người khỏe mạnh tương đồng về tuổi và giới. Kết quả: Nam chiếm 87,2%, nữ chiếm 12,8%. Triệu chứng lâm sàng: đỏ da 94,6%, bong vảy 98,2%, ngứa 89,3%, phù nề 31,3%, dày sừng lòng bàn chân tay 4,5%, mệt mỏi 38,4%. Methotrexte có hiệu quả điều trị bệnh VNĐDTT: Tốt 50%, khá 30%, vừa 13,33% và kém 6,67% sau 3 tháng điều trị. Trong đó, giảm PASI 67,7% và PASI-90: 3,34%, PASI-75: 40% và PASI-50: 43,33%. Kết quả điều trị không liên quan với giới tính, tuổi đời và tuổi bệnh. Các triệu chứng mệt mỏi, nôn và buồn nôn tăng dần theo thời gian điều trị sau 12 tuần: mệt mỏi 63,3%, nôn và buồn nôn: 33,3%. Kết luận: điều trị vảy nến đỏ da toàn thân bằng Methotrexate cho kết quả tốt và không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Abstract

To survey on some related factors, clinical characteristics and effectiveness of methotrexate treatment in patients with systemic erythrodermic psoriasis at the National Hospital of Dermatology from 01/01/2017 to 30/06/2019. Patients and methods: prospective, cross-sectional, self-comparative clinical trial. 112 patients, including 30 generalized erythrodermic psoriasis patients with no contraindications to methotrexate use and 30 healthy subjects similar in age and sex. Results: Male accounted for 87.2%, female accounted for 12.8%. Trigger factors: stress 83.3%, local infection 68.9%, no factor 19.6%, skin trauma 14.4%. Clinical symptoms: skin redness 94.6%, scaling 98.2%, itching 89.3%, edema 31.3%, keratosis pilaris 4.5%, fatigue 38.4%. Methotrexte was effective in treating RTIs: 50% good, 30% good, 13.33% moderate and 6.67% poor after 3 months of treatment. In which, PASI 67.7% and PASI-90: 3.34%, PASI-75: 40% and PASI-50: 43.33%. - Treatment results were not related to sex, age and disease age. The symptoms of fatigue, vomiting/nausea increased gradually over time of treatment after 12 weeks: fatigue 63.3%, vomiting/nausea: 33.3%. Conclusion: Treatment of erythrodermic psoriasis with Methotrexate gives good results and no serious side effects.