Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm bệnh nhân nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối sau tiêm vacxin phòng Covid 19 tại Bệnh viện Bạch Mai

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm bệnh nhân nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối sau tiêm vacxin phòng Covid 19 tại Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả
Nguyễn Thị Tuyết Mai; Vũ Minh Phương; Nguyễn Tuấn Tùng; Nguyễn Hoàng Việt; Nguyễn Văn Chính
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
82-89
ISSN
1859-2376
Tóm tắt

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm của bệnh nhân tiêm vacxin phòng Covid 19 có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ VITT (vaccine – induced thrombotic thrombocytopenia) tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ VITT tại bệnh viện Bạch Mai năm 2021. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 42,63 ± 17,21 tuổi, nữ giới chiếm 63%. Tỷ lệ bệnh nhân tiêm vacxin loại adenovirus là 85,7%; thời gian trung bình từ lúc tiêm vacxin đến khi xuất hiện triệu chứng là 8,38 ± 6,68 ngày. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau đầu (37%), xuất huyết tạng (22,9%), huyết khối (42,9%) trong đó gặp nhiều nhất là huyết khối xoang tĩnh mạch não (60%). Đặc điểm xét nghiệm: 14,3% bệnh nhân có xét nghiệm HPIA (Heparin PF4 induced antibodies) dương tính; 57% có giảm tiểu cầu; nồng độ Ddimer trung bình là 12,29 ± 37,12 mg/l. Tuổi, nồng độ Ddimer trung bình, tỷ lệ huyết khối, vị trí huyết khối của bệnh nhân có xét nghiệm HPIA âm tính và dương tính có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: VITT là một biến chứng nặng sau tiêm vacxin loại adenovirus phòng covid 19. Nhận biết các triệu chứng điển hình của VITT giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời cho người bệnh.

Abstract

To describe clinical and laboratory findings of vitt suspected patients. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study of 35 patients who were clinical suspicious of VITT at Bach Mai Hospital in 2021. Results: Mean age is 42.63 ± 17.21, with female patients accounted for 63%. Patients immunized with adenovirus based vaccines accounted for 85.7%; mean duration from vaccination to onset of clinical symptoms was 8.38 ± 6.68 days. Primary symptoms were headache (37%), internal hemorrhage, thrombosis (42.9%) of which the most prevelant sites were cerebral sinus veins (60%). Laboratory findings: 14.3% of patients were HPIA positive; 57% experienced thrombocytopenia; mean level of D-Dimer was 12.29 ± 37.12 mg/l FEU. The age of patients with a positive HPIA test is statistically significant lower than the negative group, the mean Ddimer concentration, the rate of thrombosis, the location of thrombosis of patients with a positive HPIA test is higher than that of the negative group with a positive HPIA test. Conclusion: VITT is a serious complication after the adenovirus vaccine against covid 19. Recognizing the typical symptoms of VITT helps doctors diagnose and treat patients promptly.