
Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, biến chứng cấp trong lúc nằm viện và bất thường thần kinh tại thời điểm sau xuất viện 3 tháng của trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm màng não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trẻ được điều trị viêm màng não tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/2022 đến tháng 08/2022. Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 52 bệnh nhân được thu thập vào nghiên cứu. Đa số các trẻ được chẩn đoán viêm màng não khởi phát muộn (86,5%). Sốt là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất (76,9%). Triệu chứng thần kinh thường gặp nhất là lừ đừ (61,5%), kế đến là co giật (11,5%), thóp phồng (3,8%). Trẻ có sốc chiếm tỷ lệ là 1,9%. Tỷ lệ cấy dịch não tủy và cấy máu dương tính lần lượt là 9,6% và 11,5%. Tác nhân thường gặp nhất là GBS và E. coli. Một trường hợp viêm màng não và nhiễm trùng huyết do tác nhân hiếm gặp là vi khuẩn E. meningoseptica. Tỷ lệ trẻ không đáp ứng kháng sinh ban đầu là 34,6%. Tỷ lệ trẻ có biến chứng cấp và tử vong chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,5% và 1,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bị triệu chứng thần kinh bất thường sau xuất viện 3 tháng giữa nhóm bệnh nhân có biến chứng cấp lúc xuất viện và không có biến chứng cấp lúc xuất viện (p = 0,028). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có siêu âm qua thóp bất thường sau xuất viện 3 tháng giữa nhóm bệnh nhân có biến chứng cấp lúc xuất viện và không có biến chứng cấp lúc xuất viện (p = 0,000). Kết luận: Tất cả các trẻ sơ sinh bị viêm màng não cần được theo dõi sát diễn tiến lâm sàng, xét nghiệm dịch não tủy, hình ảnh học nhằm phát hiện sớm các biến chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong và di chứng. Trẻ nên được tái khám thần kinh định kỳ ít nhất mỗi 3 tháng để phát hiện các bất thường sau xuất viện.
The epidemiology, clinical manifestations, laboratory data, neuroimaging, treatment measures and outcomes at discharge were recorded. We also follow up patients after 3 months of discharge. Methods: A prospective observational case series. Results: In our study, there were 52 neonates with meningitis. Most of them were diagnosed with late-onset meningitis (86.5%). The most common clinical symptom was fever (86.5%). The neurological symptoms were lethargy (61.5%), followed by seizure (11.5%) and, bulging fontanelle (3.8%). In addition, the incidence of clinically diagnosed shock was 1.9%. Cerebrospinal fluid culture findings were positive in 5 (9.6%) patients. Blood cultures were positive in 11.5% cases of meningitis. Overall, the predominant pathogens were GBS and E. coli. Besides, a case of meningitis and sepsis was caused by the rare agent E. meningoseptica. The rate of neonates who did not respond to the initial antibiotic was 34,6%. Patients with acute complications and death accounted for 13.5% and 1.9%, respectively. After 3 months of discharge, we found that there was a statistically significant difference of the rate of abnormal neurological symptoms in the group of patients with the acute compilcations, compared to those without the acute complications at discharge (p = 0.028). We also had the similar findings in the incidence rates of cranial ultrasound abnormalities (p = 0.000). Conclusions: All neonates with meningitis should monitored by obtaining the clinical progress, cerebrospinal fluid testing and imaging studies to detect any profound complications early as well as to reduce the risk of mortality and sequelae. Additionally, they should have periodic neurological examinations at least every 3 months to detect post-discharge sequelae.
- Đăng nhập để gửi ý kiến