
Đánh giá hiệu quả bước đầu việc cấp cứu, điều trị các trường hợp Hen phế quản (HPQ), cơn HPQ nặng và nguy kịch tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ ngày 01/01/2018 đến 31/10/2018. Rút ra bài học kinh nghiệm từ đó có kế hoạch tổ chức cấp cứu cơn hen phế quản nặng và nguy kịch đạt hiệu quả hơn. Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu, có điều trị và theo dõi. Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin bệnh nhân bị hen phế quản cấp được cấp cứu điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc. Kết quả: Trong 40 người được điều tra, bệnh nhân nam chiếm 67,5%, bệnh nhân nữ chiếm 32,5%. Nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 35%, >60 tuổi chiếm 65%. Cơn Hen phế quản cấp mức độ nhẹ chiếm 25%, trung bình chiếm 55%, nặng chiếm 20%. Trong cơn Hen phế quản cấp tỷ lệ người bệnh có sốt thấp, không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ ho ở cả nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 85,7% cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm tuổi >60 tuổi chiếm 84,6%. Bệnh nhân có co kéo cơ hô hấp trong cơn hen phế quản cấp chiếm 70%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Trong cơn Hen phế quản cấp, số lượng bạch cầu tăng chiếm 50%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng chiếm 37,5%, không tăng chiếm 62,5%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm thống kê. Không sử dụng thuốc Corticoid ở nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 57,1% cao hơn, có ý nghĩa hơn ở nhóm tuổi >60 tuổi là 26,9% (p<0,05). Những người có sử dụng kháng sinh có sử dụng kháng sinh trong cơn hen phế quản cấp chiếm 85%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Kết luận: Trong cơn hen phế quản cấp tỷ lệ người bệnh có sốt thấp, không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ ho ở cả nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 85,7% cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm tuổi >60 tuổi. 100% người bệnh đều có triệu chứng khò khè, trong đó khò khè ở mức độ rất rõ ở nhóm tuổi >60 tuổi chiếm 73,1%, cao hơn có ý nghĩa hơn so với nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 42,9%. 100% bệnh nhân đều có tiếng ran rít, ran ngáy trong cơn hen hen phế quản cấp, chiếm tỷ lệ cao nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. 100% bệnh nhân đều sử dụng thuốc giãn phế quản, đường uống phối hợp với khí dung chiếm ưu thế hơn chiếm 52,5%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Không sử dụng thuốc Corticoid ở nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 57,1 % cao hơn, có ý nghĩa hơn ở nhóm tuổi >60 tuổi là 26,9% (p<0,05). Những người có sử dụng kháng sinh có sử dụng kháng sinh trong cơn hen phế quản cấp chiếm 85%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi.
To evaluate the initial effectiveness of emergency treatment and management of severe and critical asthma cases at the Department of Emergency Resuscitation, Xuan Loc District Medical Center from January 1, 2018, to October 31, 2018. To derive lessons and plan more effective emergency treatments for severe and critical asthma. Method: A retrospective descriptive study with treatment and monitoring. A pre-designed survey form was used to collect information on patients with acute asthma who were treated at the Department of Emergency Resuscitation, Xuan Loc District Medical Center. Results: Of the 40 patients surveyed, 67.5% were male and 32.5% were female. The age group ≤60 years old accounted for 35%, while those >60 years old accounted for 65%. Mild acute bronchial asthma attacks made up 25%, moderate attacks 55%, and severe attacks 20%. During acute bronchial asthma attacks, the proportion of patients with low fever was not statistically significant. The incidence of cough in the age group ≤60 years old was 85.7%, which was not significantly different from the 84.6% in the >60 years old group. Respiratory muscle contraction occurred in 70% of patients during acute bronchial asthma, with no difference between the two age groups. The leukocyte count increased by 50% during acute bronchial asthma attacks, with no statistical difference between the two age groups. The percentage of polymorphonuclear leukocytes increased by 37.5%, while 62.5% did not show an increase, with no significant difference between the age groups. Corticosteroid use was not present in 57.1% of the ≤60 years old group, which was significantly higher compared to 26.9% in the >60 years old group (p<0.05). Antibiotic use during acute bronchial asthma attacks was 85%, with no difference between the age groups. Conclusion: In acute bronchial asthma, the proportion of patients with fever was low, not statistically significant. The rate of cough in the entire age group ≤60 years old accounted for 85.7%, higher than the age group >60 years old. 100% of patients had wheezing symptoms, of which wheezing was very clear in the age group >60 years old, accounting for 73.1%, significantly higher than the age group ≤60 years old, accounting for 42.9%. 100% of patients had wheezing and snoring during acute bronchial asthma attacks, accounting for a high proportion but there was no difference between the two age groups. The proportion of patients with wheezing symptoms during acute bronchial asthma attacks was 57.5%, the difference was not statistically significant between the two age groups. 100% of patients used bronchodilators, with oral administration combined with aerosol being more dominant at 52.5%, with no statistical difference between the two age groups. The rate of not using Corticoid in the age group ≤60 years old was 57.1%, higher and more significant in the age group >60 years old at 26.9% (p<0.05). Those who used antibiotics used antibiotics during acute bronchial asthma attacks at 85%, with no difference between the two age groups.
- Đăng nhập để gửi ý kiến