Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư sốt hạ bạch cầu trung tính có nhiễm khuẩn huyết tại khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện K

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư sốt hạ bạch cầu trung tính có nhiễm khuẩn huyết tại khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện K
Tác giả
Nguyễn Tiến Đức; Nguyễn Hữu Kiên
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
65-67
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư sốt hạ bạch cầu trung tính có nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán sốt hạ bạch cầu hạt trung tính có nhiễm khuẩn huyết từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2020. Kết quả: 47,7% bệnh nhân phải điều trị đến phác đồ kháng sinh thứ 2 sau khi dùng kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu. 65,9% bệnh nhân khỏi bệnh, 34,1% bệnh nhân nặng lên không đáp ứng điều trị. Hầu hết bệnh nhân đều cần thay đổi phác đồ điều trị kháng sinh khi có nuôi cấy dương tính, các bệnh nhân có nuôi cấy âm tính chỉ phải dùng 1 phác đồ kháng sinh. Chỉ số bạch cầu trung tính thấp hơn (độ III, IV) hay chỉ số điểm SOFA cao hơn (SOFA ≥ 9 điểm) có tỷ lệ tử vong cao hơn có ý nghĩa, trong khi chỉ số procalcitonin đánh giá tình trạng nhiễm trùng không liên quan đến tỷ lệ tử vong. Kết luận: Phác đồ điều trị kháng sinh được thay đổi phù hợp với diễn biến và kết quả vi sinh. Tỷ lệ tử vong cao tới 34,1%. Người bệnh hạ bạch cầu nặng (độ III, IV) có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm còn lại. Người bệnh có mức độ suy tạng nặng (SOFA ≥ 9 điểm) có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm còn lại.

Abstract

To evaluate the treatment outcomes for cancer patients with febrile neutropenia and sepsis. Subjects and methods: A cross-sectional study on 44 patients diagnosed with febrile neutropenia and sepsis from October 2019 to October 2020. Results: 47.7% of patients required a second-line antibiotic regimen after initial empirical antibiotic therapy. 65.9% of patients recovered, while 34.1% worsened and did not respond to treatment. Most patients needed a change in their antibiotic regimen when positive cultures were obtained; patients with negative cultures only required a single antibiotic regimen. Patients with lower neutrophil counts (grade III, IV) or higher SOFA scores (SOFA ≥ 9 points) had significantly higher mortality rates, whereas procalcitonin levels assessing infection status were not related to mortality rates. Conclusion: Antibiotic treatment regimens were adjusted appropriately based on the course of the disease and microbiological results. The mortality rate was as high as 34.1%. Patients with severe neutropenia (grade III, IV) had higher mortality rates compared to others. Patients with severe organ dysfunction (SOFA ≥ 9 points) also had higher mortality rates than the remaining group.