Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng với Bupivacain 0,125% trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng với Bupivacain 0,125% trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 2021
Tác giả
Khổng Thị Lan Hương; Lê Nguyễn An; Nguyễn Quang Chính; Trần Hoài Nam; Nguyễn Văn Sơn
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
CĐBVĐG
Trang bắt đầu
118-124
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả chống đau sau mổ và tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng áp dụng cho phẫu thuật chỉnh hình vùng chi dưới tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng được chỉ định mổ chấn thương chỉnh hình chi dưới tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa Đức Giang từ tháng 4/2021 đến tháng 11/2021. Kết quả: Tổng cộng có 50 bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình chi dưới tại bệnh viện có chỉ định giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng với bupivacain 0,125%. Trong số 50 bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân có phẫu thuật vùng xương đùi là nhiều hơn cả,đây là vùng phẫu thuật có nguy cơ gây đau sau mổ cao nhất trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới. Chúng tôi chọc kim ở giao điểm của đường giữa cột sống và các khe liên đốt L1-L2, L2-L3,hoặc L3-L4, vị trí hay chọc nhất là khe liên đốt L3-L4 chiếm 56%. Lượng bupivacain 0,125% trung bình là 275,5 ± 44,6 mg, lượng fentanyl trung bình là 415,1 ± 58,7 mcg. Thời gian chờ tác dụng giảm đau được tính khi bắt đầu dùng thuốc cho đến khi VAS 4 trung bình là 11,1 ± 1,2 phút. Không có trường hợp nào tần số tim 100 lần/phút, HA hoàn toàn ổn định trong suốt quá trình giảm đau sau mổ.Tần số thở cũng ít thay đổi trong suốt quá trình giảm đau sau mổ, chúng tôi không gặp bất cứ một trường hợp nào có suy hô hấp. Trong 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu hầu hết đều không thấy buồn nôn/ nôm nhẹ chiếm 82%, chỉ có 9 bệnh nhân buồn nôn/nôn nhẹ và vừa chiếm 18% và đáp ứng tốt với thuốc chống nôn Ondansetron. 100% bệnh nhân hài lòng với phương pháp giảm đau này. 100% bệnh nhân không yêu cầu thêm phương pháp giảm đau khác. Kết luận: Đây là một phương pháp giảm đau hiệu quả, nên được áp dụng rộng rãi trong giảm đau sau mổ chấn thương chỉnh hình chi dưới. Người thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng phải là người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong gây tê và trong gây tê phải luôn tôn trọng liều Test để tránh các biến chứng nguy hiểm như: Bơm thuốc vào mạch máu, bơm thuốc vào khoang dưới nhện,... có thể gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân.

Abstract

The study aims to evaluate anti-pain results after surgery and the undesirable effects of epidural anesthesia applied to lower limb orthopedic surgery at Duc Giang General Hospital in 2021. Method object: Subjects assigned to perform lower limb orthopedic surge1ry at the Department of Resuscitation Anesthesiology at Duc Giang General Hospital from April 2021 to November 2021. Results: A total of 50 lower limb orthopedic surgery patients in the hospital had indications for pain relief by epidural anesthesia with bupivacaine 0.125%. Among 50 patients, the percentage of patients having femoral surgery is the highest, which is the surgical area with the highest risk of causing postoperative pain in lower limb orthopedic surgery. We poked the needle at the intersection of the line between the spine and the L1-L2, L2-L3, or L3-L4 interstitial slit at 56 percent. The average bupivacaine intake was 275.5 ± 44.6 mg, while the average fentanyl intake was 415.1 ± 58.7 mcg. The wait time for analgesic action was calculated at the start of dosing until VAS 4 averaged 11.1 ± 1.2 minutes. There were no cases of cardiac frequency 100 times/minute, and blood pressure was completely stable during postoperative pain relief. Breathing frequency was also little changed during postoperative pain relief, we did not experience any cases of respiratory failure. Of the 50 patients in the study, most had no mild nausea or vomiting, 82%, and only 9 had mild and moderate nausea or vomiting, 18%, and responded well to Ondansetron. 100% of patients are satisfied with this method of pain reduction. 100% of patients do not require additional pain relief. Conclusion: This is an effective pain relief method, which should be widely applied in pain relief after lower limb orthopedic injury surgery. The person performing the epidural anesthesia technique must be well-trained and experienced in anesthesia and anesthesia must always respect the Test dose to avoid dangerous complications such as: injecting drugs into blood vessels, injecting drugs into the subarachnoid cavity,... which can be dangerous to the patient's life.