Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan tới biến chứng sau phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020-2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan tới biến chứng sau phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020-2023
Tác giả
Nguyễn Hoài Bắc; Đoàn Tiến Dương; Hoàng Văn Chúc; Đinh Hữu Việt
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD4
Trang bắt đầu
188-196
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới hoàn toàn trước phúc mạc [Total Extra-Peritoneal (TEP) Inguinal Hernia Repair] được áp dụng từ lâu và cải tiến trở thành kỹ thuật quan trọng trong điều trị thoát vị bẹn. Đây là một phương pháp an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp, tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên quan đến nguy cơ của các biến chứng gần và xa sau mổ. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố nguy cơ làm gia tăng các biến chứng sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân được phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kỹ thuật TEP tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được khám lâm sàng kèm siêu âm lại 1 tháng và có kết quả theo dõi ít nhất 3 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy không bệnh nhân nào xuất hiện tai biến trong mổ. Biến chứng gần sau mổ gặp chủ yếu là đau vùng bẹn bìu (26,7%) và tụ dịch (10%); biến chứng xa thường gặp nhất là đau dị cảm vùng bìu gặp ở 36,7% bệnh nhân. Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy bệnh nhân có tình trạng thừa cân (BMI > 24,9 kg/m2) thường có nguy cơ gặp biến chứng sau mổ TEP tại thời điểm 1 tháng (OR = 2,3; p = 0,04) và biến chứng xa (OR = 2,2; p = 0,04) cao hơn. Ngoài ra, việc xuất hiện biến chứng gần làm tăng nguy cơ gặp biến chứng xa lên gấp 2,5 lần (OR=2,5; p=0,03). Kết luận: Phẫu thuật TEP điều trị thoát vị bẹn là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Abstract

Laparoscopic surgery placing a completely preperitoneal mesh [Total Extra-Peritoneal (TEP) Inguinal Hernia Repair] has been applied for a long time and has become an important technique in the treatment of inguinal hernia. Notwithstanding being a safe method with a low complication rate, there are few studies evaluating factors associated with the risk of near and far complications after surgery.Aim:To evaluate treatment results and risk factors that increase complications after surgery. Methods:A retrospective study on 30 patients undergoing inguinal hernia surgery using the TEP technique was conducted at Hanoi Medical University Hospital. All subjects participating in the study were clinically examined with ultrasound 1 month later and had follow-up results at least 3 months after surgery. Results: No patient had complications during surgery. Early postoperative complications encountered were mainly inguinal and scrotal pain (26.7%) and fluid collection (10%). The most common distant complication was scrotal paresthesia, seen in 36.7% of patients. Multivariable logistic regression model showed that patients with overweight status (BMI > 24.9 kg/m2) were often at risk of complications after TEP surgery at 1 month (OR = 2.3; p = 0.04) and higher long-term complications (OR = 2.2; p = 0.04). In addition, proximal complications increased the risk of distant complications by 2.5 times (OR=2.5; p=0.03). Conclusion: TEP inguinal hernia repair is a safe and effective treatment remedy.