Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2021 - 2022

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2021 - 2022
Tác giả
Nguyễn Văn Tín; Trịnh Thị Huyền Tranh; Nguyễn Thế Hiển; Lê Thị Cẩm Tiên; Nguyễn Quốc Huy; Trần Thái Ngọc; Bùi Trần Hoàng Huy; Phạm Thị Ngọc Nga
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
55
Trang bắt đầu
94-102
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Xác định sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 86 bệnh nhân đang điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,55±11,01. Bệnh nhân nam chiếm ưu thế ở cả 2 nhóm tuổi. Số ngày nằm viện của nhóm  65 tuổi là 9,46±5,16, cao hơn nhóm < 65 tuổi là 8,25±5,34. Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân < 65 tuổi có biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những bệnh nhân ≥ 65 tuổi (p=0,027). Vã mồ hôi gặp nhiều ở nhóm < 65 tuổi hơn (p=0,015). Các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa hai nhóm: tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn so với nhóm < 65 tuổi (92% so với 72,2%, với p=0,014), tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì chiếm khá cao ở nhóm < 65 tuổi so với nhóm ≥ 65 tuổi (22,2% so với 6%, với p=0,026). Về đặc điểm cận lâm sàng: điện tâm đồ ghi nhận ở nhóm bệnh nhân  65 tuổi chiếm ưu thế là không ST chênh lên 68% (p=0,015). Tỷ lệ bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm ở nhóm bệnh nhân  65 tuổi luôn cao hơn nhóm bệnh nhân < 65 tuổi (p=0,046). Kết luận: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 86 bệnh nhân, kết quả ghi nhận có sự khác biệt trong đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp ở 2 nhóm bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi.

Abstract

The presentation of acute myocardial infarction (MI) in elderly patients ( 65 years) is generally atypical, and the acute diagnosis is often missed. Objective: Determine the difference in clinical and subclinical characteristics in patients with acute myocardial infarction over and under 65 years old. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study on a total of 86 patients being treated for acute myocardial infarction at Hoan My Cuu Long General Hospital. Results: Mean age was 66.55±11.01. Male patients predominate in both age groups. The median length of stay in the hospital of the group  65 years old was 9.46±5.16, higher than the group < 65 years old was 8.25±5.34. Characteristics of chest pain: patients < 65 years old had more typical chest pain than patients ≥ 65 years old (p=0.027). Sweating was more common in the group < 65 years old (p=0.015). Coronary artery disease risk factors between the two groups: prevalence of hypertension in the group ≥ 65 years old were higher than the group < 65 years old (92% vs 72.2%, with p=0.014), the proportion of patients with obesity accounted for quite high in the group < 65 years old compared with the group ≥ 65 years old (22.2% compared with 6%, with p=0.026. In terms of clinical characteristics: the electrocardiogram recorded in the group of patients  65 years old predominately no ST elevation at 68% (p=0.015). The proportion of patients with reduced left ventricular ejection fraction in the group of patients  65 years old was always higher than the group of patients < 65 years old (p=0.046). Conclusions: In a cross-sectional descriptive study on a total of 86 patients, the results noted that there were differences in clinical and laboratory characteristics of acute myocardial infarction in 2 groups of patients over and under 65 years of age.