Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ cao tuổi

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ cao tuổi
Tác giả
Trần Viết Lực; Nguyễn Ngọc Tâm; Vũ Thị Kiều Oanh; Nguyễn Thị Thu Hương
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
60-64
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với một số đặc điểm chung ở người bệnh cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 68 người bệnh  60 tuổi được chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ khám và điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng bảng tầm soát dinh dưỡng tối thiểu dành cho người cao tuổi (Mini Nutritional Assessment - MNA-SF). Kết quả: Tỉ lệ người bệnh có suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng lần lượt là 16,2% và 57,4%. Trong 6 lĩnh vực của MNA-SF, tỉ lệ người bệnh có: giảm lượng thực phẩm tiêu thụ là 50% trong đó 2,9% giảm nghiêm trọng; giảm cân không chủ đích từ 1-3kg và >3kg trong vòng 3 tháng qua lần lượt là 25% và 7,3%. 20,6% người bệnh có thể di chuyển ra khỏi giường và ghế, 8,8% đối tượng chỉ nằm tại giường/ghế. 22,1% người bệnh trải qua căng thẳngtâm lý hoặc bệnh cấp tính trong vòng 3 tháng qua. Tỉ lệ người bệnh có trầm cảm nặng/sa sút trí tuệ nhẹ chiếm tỉ lệ thấp. Một phần tư đối tượng nghiên cứu có BMI < 19 kg/m2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa suy dinh dưỡng/nguy cơ suy dinh dưỡng và thoái hóa khớp (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa tình trạng dinh dưỡng và tuổi, giới, tình trạng chung sống, nơi sống và các bệnh đồng mắc khác (p>0,05). Kết luận: tỉ lệ suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng ở người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ cao tuổi khá cao do đó cần được đánh giá thường xuyên.

Abstract

To assess nutritional status and its association with general characteristics in older patients with mild cognitive impairment. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 68 patients  60 years old diagnosed with mild cognitive impairment examined and treated at the National Geriatric Hospital. Nutritional status was assessed using the Mini Nutritional Assessment (MNA-SF). Results: The proportion of patients with malnutrition and the risk of malnutrition were 16.2% and 57.4%, respectively. In the six elements of MNA-SF, the proportion of patients with reduced food consumption was 50%, of which 2.9% had a severe decrease; Unintentional weight loss of 1-3kg and >3kg in the past 3 months was 25%, and 7.3%, respectively. 20.6% of patients were able to get out of bed/chair, and 8.8% of patients could only lie in bed/chair. 22.1% of patients experienced psychological stress or acute illness within the past 3 months. The proportion of patients with severe depression/mild dementia was low. One-quarter of the study subjects had a BMI < 19 kg/m2. There was a statistically significant difference between malnutrition/risk of malnutrition and osteoarthritis (p<0.05). There was no difference between nutritional status and age, gender, living status, place of residence, and other comorbidities (p>0.05). Conclusion: The rate of malnutrition and the risk of malnutrition in elderly patients with mild cognitive impairment were quite high, so they need to be evaluated regularly.