Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp vít với đường mổ nhỏ tại Bệnh viện huyện Củ Chi

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp vít với đường mổ nhỏ tại Bệnh viện huyện Củ Chi
Tác giả
Nguyễn Mạnh Cường; Phạm Văn Nhật; Nguyễn Anh Tuấn; Trần Chánh Xuân; Trần Đình Lâm; Đỗ Quang Tiến
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
145-153
ISSN
2354-0613
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Gãy đầu trên xương cánh tay là gãy xương phổ biến và có nhiều phương pháp điều trị. Một trong những phương pháp gần đây được áp dụng tại Việt Nam là kết hợp xương nẹp vít với đường mổ nhỏ áp dụng kỹ thuật kết hợp xương nẹp vít xâm lấn tối thiểu Từ năm 2019, Bệnh viện huyện Củ Chi đã áp dụng kỹ thuật này điều trị cho các bệnh nhân gãy đầu trên xương cánh tay. Để tổng kết và đánh giá hiệu quả của phương pháp chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp vít với đường mổ nhỏ tại bệnh viện huyện Củ Chi”.Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi góc chỏm thân xương cánh tay, phục hồi chức năng khớp vai và mô tả các biến chứng. Đối tượng vàPhương pháp nghiên cứu: Nghiên hồi cứu, mô tả loạt ca lâm sàng. Thu thập số liệu trên hồ sơ bệnh án bệnh nhân đã phẫu thuật MIPO gãy đầu trên xương cánh tay từ 12/2019 đến 02/2023 và thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng trực tiếp trên bệnh nhân. Kết quả: 33 bệnh nhân (23 nữ, 10 nam),64,67 tuổi ± 14.05 (32 – 88 tuổi), phân loại AO: A2 (12 bệnh nhân), A3 (4 bệnh nhân), B1 (16 bệnh nhân), C1 (1 bệnh nhân), thời gian phục hồi chức năng (PHCN)là 26,06 tháng (6 – 44 tháng). Thời gian lành xương là 13,64 tuần (12 – 16 tuần). Góc chỏm thân xương cánh tay là 132,65° ± 5,07° (117,83° – 140,84°), kết quả theo Paavolainen: 32/33 tốt, 1/33 trung bình. Điểm PHCN theo Constant Murley là 69,58 ±10,05, kết quả PHCN theo Boehm: 27/33 rất tốt, 3/33 tốt, 2/33 khá, 1/33 kém. Có 4/33 biến chứng gồm: 1 nhiễm trùng nông, 2 tổn thương thần kinh nách tạm thời, 1 cứng khớp vai. Kết luận: MIPO gãy đầu trên xương cánh tay cho kết quả phục hồi góc chỏm thân xương cánh tay, phục hồi chức năng tốt, ít xảy ra các biến chứng.

Abstract

Proximal humerus fracture are common fractures and have many treatment methodsOne of the recent methods applied in Vietnam is osteosynthesis by plate with minimal incision using minimally invasive plate osteosynthesis technique. Since 2019, Cu Chi District Hospital has applied the technique. This treatment treats patients with proximal humerus fractures. To summarize and evaluate the effectiveness of the method, we conducted the study “Treatment of proximal humerus fracture by plate with minimal incision at Cu Chi district hospital”.Objectives: Evaluating the results of restoration of head – humerus shaft angle, shoulder rehabilitation and description of complications. Materials and Methods: Retrospective, clinical case series description. Collecting data on the medical records of patients undergoing MIPO surgery for humeral head fracture from December 2019 to February 2023 and performed clinical and subclinical examinations directly on the patient. Results: 33 patients (23 women, 10 men), age: 64.67 ± 14.05 (32 – 88 years), AO classification: A2 (12 patients), A3 (4 patients), B1 (16 patients), C1 (01 patient), rehabilitation period is 26.06 months (6 – 44 months). Union period is 13,64 weeks (12 – 16 weeks). Head – humerus shaft angle is 132.65° ± 5.07° (117.83° – 140.84°), results according to Paavolainen: 32/33 good, 1/33 moderate. The rehabilitation score according to Constant Murley is 69.58 ±10.05, the result of rehabilitation according to Boehm: 27/33 (81,8%) excellent, 3/33 (9,1%) good, 2/33 (6,1%) satisfactory, 1/33 (3%) poor. There were 4/33 12,1%) complications including: 1 superficial infection, 2 temporary axillary nerve damage, 1 shoulder stiffness. Conclusion: MIPO proximal humerus fracture resulted in restoration of the humerus stem angle, good function recovery, and few complications.