Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Điều trị tái thông ở bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền ở cửa sổ sớm và cửa sổ mở rộng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Điều trị tái thông ở bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc động mạch thân nền ở cửa sổ sớm và cửa sổ mở rộng
Tác giả
Nguyễn Thị Bích Hường; Nguyễn Bá Thắng; Nguyễn Huy Thắng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
14-18
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nhồi máu não cấp do tắc động mạch nền (ĐMTN) là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và tàn phế nặng nề. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá kết cục lâm sàng ở những bệnh nhân tắc ĐMTN được điều trị tái thông trong cửa sổ sớm 0 – 6 giờ và cửa sổ muộn 6 – 24 giờ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115 từ 8/2021 đến 6/2023. Những bệnh nhân nhồi máu não do tắc ĐMTN cấp được điều trị tái thông trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát được đưa vào nghiên cứu. Các đặc điểm nền và kết cục lâm sàng được so sánh giữa 2 nhóm được điều trị ở cửa sổ sớm và muộn. Kết cục lâm sàng chính được định nghĩa là điểm mRS 0-3 ở thời điểm 90 ngày. Kết quả: 210 bệnh nhân nhồi máu não do tắc ĐMTN (với độ tuổi trung bình 64.8 ± 12.8, trong đó 30% là nữ) được điều trị trong cửa sổ 24 giờ. Trong đó, 57 bệnh nhân được điều trị trong cửa sổ trong khi 153 bệnh nhân được điều trị trong cửa sổ muộn. Tổng cộng có 28 (49.1%) và 67 (43.8%) bệnh nhân đạt được kết cục lâm sàng chức năng tốt sau 90 ngày (p = 0.49) lần lượt ở cửa sổ thời gian sớm và muộn. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về kết cục lâm sàng mRS 0-2 (33.3% so với 34.6%, p = 0.86) hoặc tỷ lệ tử vong (40.4% so với 47.7%, p = 0.34). Tỷ lệ xuất huyết não có triệu chứng lần lượt là 3.5% ở cửa sổ sớm và 7.2% ở cửa sổ muộn ( p = 0.33). Kết luận: Điều trị tái thông là chiến lược điều trị hiệu quả và an toàn ở những bệnh nhân tắc ĐMTN trong 24 giờ. Điều trị ở cửa sổ mở rộng có thể đạt được kết cục lâm sàng tương tự so với điều trị trong cửa sổ sớm.

Abstract

Acute ischemic stroke caused by basilar artery occlusion (BAO) has devastating effects on patients. The time from stroke onset to recanalization is a predictor of outcomes in patients of anterior circulation large-vessel occlusion (LVO). The study aimed to evaluate functional outcomes in early (0 - 6 hours) vs late (6 - 24 hours) time windows for recanalization treated basilar artery occlusions. Method: A prospective study was conducted at 115 People’s Hospital, Ho Chi Minh city from August 2021 to June 2023. Patients with acute BAO who underwent recanalization therapy within 24 hours from symptom onset were included. The baseline characteristics and outcomes were analyzed and compared between patients treated in early and late window. Good functional outcome was defined as mRS ≤ 3 at 90 days. Result: 210 BAO patients (with an average age of 64.8 ± 12.8, comprising 30% females) received treatment within 24 hours of symptom onset. Among them, 57 patients received treatment within the early window (0 - 6 hours) while 153 were treated within the late window (6 – 12 hours). A total of 28 (49.1) and 67 (43.8%) patients in the early and late time windows, respectively, achieved good functional outcomes at 90 days (p = 0.49). No significant differences were observed between the two groups in terms of favorable outcomes (33.3% vs 34.6%, p = 0.86) or mortality rates (40.4% vs 47.7%, p = 0.34). Symptomatic intracranial hemorraghe was observed in 2 patients (3.5%) in the early window compared to 11 patients (7.2%) in the late window (p = 0.33). Conclusion: Recanalize treatment was effective and safe for treating patients with acute BAO in 24 hours. The early and late thrombectomy time windows can achieve similar rates of 90-day favorable functional outcomes.