Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán viêm xoang do nấm

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán viêm xoang do nấm
Tác giả
Hoàng Thị Quyên; Hoàng Đình Âu
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
288-293
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá giá trị của CLVT đa dãy trong chẩn đoán viêm xoang do nấm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 31 bệnh nhân chẩn đoán lâm sàng là viêm xoang nghi do nấm, được chụp cắt lớp vi tính mũi xoang, được tiến hành phẫu thuật và làm xét nghiệm soi tươi, giải phẫu bệnh tại bệnh viện đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 06/2022 đến 12/2022. Dựa trên kết quả soi tươi hoặc giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng từ đó tính ra độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của CLVT trong chẩn đoán viêm xoang do nấm. Kết quả: có 24 nữ/07nam, độ tuổi trung bình là 54.1612.13, nghề nghiệp tự do và hưu trí chiếm 35.5%, sống ở khu vực thành thị chiếm 64.5%. Triệu chứng chảy mũi chiếm 93.5%, ngạt mũi chiếm 87.1%, nội soi thấy dịch khe và sàn mũi chiếm 90.3%. CLVT có hình ảnh khối mờ hỗn hợp trong lòng xoang chiếm 100%, dày thành xương chiếm 96.8%, nốt vôi hoá trong khối mờ chiếm 80.6%. Tỷ lệ chẩn đoán đúng của CLVT so với kết quả soi tươi/ giải phẫu bệnh là 83.9 %. Độ nhạy, độ đặc hiệu, và độ chính xác CLVT đạt 100% trong đánh giá vị trí mô nghi nấm trong xoang so với kết quả phẫu thuật. CLVT hạn chế trong đánh giá độ xâm lấn ở thể viêm xoang do nấm xâm nhập mạn tính ở lớp niêm mạc. Kết luận: CLVT có giá trị cao trong chẩn đoán viêm xoang do nấm. Cần chụp CLVT mũi xoang trong trường hợp nghi ngờ viêm xoang do nấm.

Abstract

To access the role of multislices computed tomography (MSCT) in the diagnosis of fungal sinusitis. Material and method: Descriptive study on 31 patients who were suspected a fungal sinusitis in clinic, were performed MSCT and were surgery in Hanoi Medical University Hospital from 06/2022 to 12/2022. Result: there were 24 females and 07 males, the mean age is 54.1612.13. The most commom clinical symptoms are runny nose, account for 93.5%, nasal congestion account for 87.1%, endoscopic nasal discharge in meatus and floor, account for 90.3%. MSCT showed mixed density opacities, account for 100%, thickening of the sinus walls, account for 96.8%, punctate calcifications, account for 80.6%. The accurate diagnosis of MSCT was 83.9% when compared to the pathology and fungal pap test. Compared to the sinus surgery, the sensibility, the specificity and the accurate diagnosis of MSCT to evaluate the sinus locations in which the fungal lesion affected was all 100%. MSCT was limited in the assessment of mucosal invasion. Conclusion: MSCT was a simple, non-invasive and high value method for the diagnosis of fungal sinusitis. MSCT should be recommended on case suspected fungal sinusitis.