
Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên (HCMVCKSTCL) rất thường gặp tại khoa cấp cứu, và mức độ tổn thương mạch vành ảnh hưởng điều trị. Điểm SYNTAX, xác định thông qua chụp mạch vành, đánh giá chính xác độ phức tạp của tổn thương nhưng đòi hỏi thủ thuật xâm lấn. Ngược lại, điểm HEART – dựa trên các yếu tố lâm sàng (bệnh sử, ECG, tuổi, yếu tố nguy cơ, troponin) – cung cấp công cụ đánh giá nhanh chóng, không xâm lấn. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của điểm HEART trong dự đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương mạch vành, biểu thị bằng điểm SYNTAX, ở bệnh nhân HCMVCKSTCL. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 120 bệnh nhân HCMVCKSTCL nhập viện tại Bệnh viện Trưng Vương từ tháng 12/2023 đến tháng 9/2024. Bệnh nhân được đánh giá điểm HEART và chụp mạch vành trong vòng 48 giờ sau nhập viện. Điểm SYNTAX được phân loại thành nhóm nguy cơ thấp (0–22), trung bình (23–32), hoặc cao (≥33). Tương quan giữa điểm HEART và SYNTAX được đánh giá bằng hệ số Spearman, và phân tích đường cong ROC xác định điểm cắt tối ưu của điểm HEART cho dự đoán SYNTAX ≥23. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm là 63,9 tuổi, với 66,7% là nam. Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm tăng huyết áp (80,8%) và đái tháo đường (25,8%). Quan sát thấy tương quan thuận có ý nghĩa giữa điểm HEART và SYNTAX (ρ = 0,819, p < 0,001), với điểm HEART cao phản ánh mức độ tổn thương phức tạp hơn. Phân tích ROC cho diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,912 (KTC 95% 0,862–0,963), với điểm cắt HEART là 5 cho độ nhạy 90,6% và độ đặc hiệu 83,9% trong dự đoán điểm SYNTAX trung bình – cao (≥23). Kết luận: Điểm HEART là công cụ dự đoán không xâm lấn hiệu quả về độ phức tạp tổn thương mạch vành ở bệnh nhân HCMVCKSTCL, có tương quan có ý nghĩa với điểm SYNTAX. Điểm HEART ≥5 xác định bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành nghiêm trọng với độ chính xác cao, hỗ trợ phân tầng nguy cơ nhanh chóng và không xâm lấn, tạo điều kiện cho can thiệp kịp thời trong tình huống cấp cứu.
Non-ST-elevation acute coronary syndrome (NSTE-ACS) is prevalent in emergency settings, with lesion severity influencing treatment pathways. The SYNTAX score, determined through coronary angiography, accurately assesses lesion complexity but requires an invasive procedure. In contrast, the HEART score – based on clinical factors (History, ECG, Age, Risk factors, Troponin)—offers a non-invasive, rapid assessment tool. This study evaluates the HEART score’s effectiveness in predicting coronary lesion severity, as represented by the SYNTAX score, in NSTE-ACS patients. Methods: This cross-sectional study included 120 NSTE-ACS patients admitted to Trưng Vương Hospital from December 2023 to September 2024. Patients underwent HEART scoring and coronary angiography within 48 hours of admission. SYNTAX scores categorized patients into low (0–22), intermediate (23–32), or high-risk groups (≥33). Spearman’s correlation was used to assess the HEART-SYNTAX relationship, with receiver operating characteristic (ROC) analysis identifying the optimal HEART score cutoff for predicting SYNTAX ≥23. Results: The cohort’s mean age was 63.9 years, with 66.7% male. Common risk factors included hypertension (80.8%), hyperlipidemia (73.3%) and diabetes (25.8%). A significant positive correlation (ρ = 0.819, p < 0.001) was observed between HEART and SYNTAX scores, with higher HEART scores reflecting greater lesion complexity. ROC analysis yielded an area under the curve (AUC) of 0.912 (95% CI, 0.862–0.963), with a HEART score cutoff of 5 showing 90.6% sensitivity and 83.9% specificity for predicting moderate-to-high SYNTAX scores (≥ 23). Conclusion: The HEART score is an effective, non-invasive predictor of coronary lesion complexity in NSTE-ACS patients, correlating significantly with SYNTAX scores. A HEART score of ≥ 5 accurately identifies patients at risk for severe coronary disease, supporting its use in rapid, non-invasive risk stratification and facilitating timely intervention in emergency settings.
- Đăng nhập để gửi ý kiến