
So sánh hiệu quả của giảm đau ngoài màng cứng bằng bupivacain - fentanyl kết hợp paracetamol tĩnh mạch so với ketorolac kết hợp paracetamol và giải cứu đau bằng morphin đường tĩnh mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong một Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng, 70 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, ASA I - III, có chỉ định phẫu thuật ổ bụng mở được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm PCEA được giảm đau ngoài màng cứng bằng bupivacain 0,1% + fentanyl 2mcg/ml và paracetamol tĩnh mạch, nhóm IV-PCA được dùng ketorolac và paracetamol kết hợp với morphin tĩnh mạch do bệnh nhân tự kiểm soát. Đánh giá điểm VAS khi nghỉ, khi vận động, mức độ hài lòng của bệnh nhân và tác dụng không mong muốn. Kết quả: Điểm VAS khi nghỉ và khi vận động ở cả hai nhóm nhỏ hơn 4 tại các thời điểm trong 48 giờ sau phẫu thuật và ở nhóm PCEA thấp hơn nhóm IV-PCA. Mức độ rất hài lòng nhóm PCEA cao hơn nhóm IV-PCA (71,4% so với 22,9%) có ý nghĩa thống kê. Mức độ hài lòng ở nhóm IV-PCA chiếm tỉ lệ 71,4%. Tác dụng không mong muốn của hai nhóm với tỉ lệ thấp và mức độ nhẹ. Kết luận: Giảm đau đa mô thức bằng bupivacain - fentanyl kết hợp paracetamol tĩnh mạch có hiệu quả tốt hơn ketorolac kết hợp paracetamol tĩnh mạch và giải cứu đau bằng morphin đường tĩnh mạch do bệnh nhân tự kiểm soát sau phẫu thuật ổ bụng mở. Trong những trường hợp không thực hiện giảm đau qua catheter ngoài màng cứng thì giảm đau đa mô thức đường tĩnh mạch cũng mang lại hiệu quả giảm đau tốt.
Abdominal surgery is a type of surgery with a high percentage in general surgery department. After this surgery, pain is severe and multimodal analgesia is recommended. The objective of this study was to evaluate the effectiveness of epidural analgesia with intravenous bupivacaine-fentanyl plus paracetamol compared with ketorolac plus paracetamol and intravenous morphine as rescue. Materials and methods: In a randomized controlled clinical trial, 70 patients aged 18 years or older, ASA I - III, with an indication for open abdominal surgery were randomly divided into two treatment groups. The PCEA group received bupivacaine 0.1% + fentanyl 2mcg/ml and intravenous paracetamol, the IV-PCA group received ketorolac and paracetamol combined with intravenous morphine as rescue. VAS scores at rest and on movement, patient satisfaction, side effects. Results: VAS scores at rest and on movement in both groups were less than 4 in the first 48 hours postoperatively and in the PCEA group lower than the IV-PCA group (p < 0.05). The level of very satisfied in the PCEA group was statistically significantly higher than in the IV-PCA group (71.4% versus 22.9%). Satisfaction level in group IV-PCA accounted for 71.4%. Side effects of the two groups were low rate and mild. Conclusion: Multimodal analgesia by using epidural bupivacaine - fentanyl combined with intravenous paracetamol was more effective than ketorolac combined with intravenous paracetamol and rescue by intravenous morphine after open abdominal surgery. In cases where epidural analgesia is not applied, intravenous multimodal analgesia also provides good analgesia
- Đăng nhập để gửi ý kiến