Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng trong phòng chống đại dịch COVID-19: Một nghiên cứu tổng quan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng trong phòng chống đại dịch COVID-19: Một nghiên cứu tổng quan
Tác giả
Nguyễn Hoàng Lan, Đặng Thị Thanh Nhã
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
SĐB
Trang bắt đầu
22-34
ISSN
1859-1132
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm tổng hợp các biện pháp y tế công cộng và hiệu quả của chúng trong kiểm soát dịch COVID-19 tại các quốc gia. Phương pháp: Các nghiên cứu được tìm kiếm từ nguồn dữ liệu trên PubMed. Tiêu chuẩn chọn là những nghiên cứu thiết kế quan sát hoặc thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của một hoặc nhiều biện pháp y tế công cộng trong kiểm soát đại dịch COVID-19. Kết quả: Có 10 nghiên cứu phù hợp tiêu chuẩn chọn. Các biện pháp được áp dụng phổ biến là giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và cách ly người nhiễm. Hiệu quả đánh giá chủ yếu là số ca mắc mới theo thời gian. Hiệu quả kiểm soát dịch COVID-19 của mỗi biện pháp y tế công cộng khác nhau ở các nước và địa phương. Áp dụng nhiều biện pháp cho thấy hiệu quả giảm lây truyền SARS-Cov-2 tốt hơn. Kết luận: Các biện pháp y tế công cộng có hiệu quả khác nhau trong kiểm soát đại dịch COVID-19 tại các quốc gia. Việc lựa chọn biện pháp phù hợp tuỳ thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia và đặc điểm của bệnh.

Abstract

This study aims to summarize public health measures and its effectiveness against CO VID-19 pandemic in different countries. Methods: Studies were searchedfrom electronic database source ofPubMed. The selection criteria are studies which used observational or trial designs to measure the effectiveness o f one or more public health interventions in the control of CO VID-19 pandemic. Results: 10 studies were matched with selection criteria. The public health measures were commonly used including social distancing, travel restriction and quarantine. Outcome o f the evaluation was based mainly on the number o f new cases by time. The effectiveness against the COVID-19 epidemic o f each public health measure was different by countries and locals. The combination o f all measures has been shown to be more effective in reducing transmi ssion o f SARS-CoV-2. Conclusion: The public health measures have been shown the different effectiveness in controlling the COVID-19 pandemic in the countries. The choice o f appropriate measures should be depended on the context o f each country and the features o f the disease.