Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Cần Thơ, năm 2022-2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại Cần Thơ, năm 2022-2023
Tác giả
Ngô Mạnh Vũ; Phan Thị Thu Hương; Nguyễn Anh Tuấn; Đỗ Thị Nhàn; Đoàn Thị Thùy Linh; Nguyễn Hữu Thắng; Đoàn Thị Nguyệt Minh; Phạm Thị Hương Giang
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
380-385
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) đúng cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 484 nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) năm 2022-2023 tại Cần Thơ. Kết quả chỉ ra rằng, có 346 MSM (71,49%) sử dụng PrEP hàng ngày (Daily-PrEP) và 138 người (28,51%) sử dụng PrEP tình huống (ED-PrEP). Tỷ lệ đối tượng duy trì PrEP ≥3 tháng, ≥6 tháng, ≥9 tháng và ≥12 tháng tương ứng là 74,6%; 65,9%; 54,7% và 48,4%. Nhóm sử dụng ED-PrEP có tỷ lệ duy trì cao hơn so với nhóm Daily-PrEP. Các nguyên nhân chính dừng sử dụng PrEP là do không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, mất dấu và chuyển nơi ở. Tỷ lệ người có xét nghiệm HIV dương tính sau 3 tháng sử dụng PrEP là 0,56% (01 trường hợp sử dụng Daily-PrEP và 01 sử dụng ED-PrEP), sau 6 tháng là 0,63% (cả 2 trường hợp đều sử dụng ED-PrEP) và không có đối tượng nào có xét nghiệm HIV dương tính sau 9 và 12 tháng duy trì điều trị. Trong quá trình sử dụng PrEP có các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc xuất hiện trong 3 tháng đầu: 1,7% trường hợp buồn nôn, 1,1% đối tượng choáng váng, nhức đầu; 0,3% có triệu chứng đầy hơi. Trong tương lai cần phải có những chiến lược cụ thể nhằm khắc phục các rào cản như e ngại về tác dụng phụ, vấn đề di chuyển, nhà ở,… để nâng cao tỷ lệ chấp thuận và duy trì điều trị.

Abstract

According to the World Health Organization (WHO), proper HIV pre-exposure prophylaxis (PrEP) will reduce the risk of HIV infection for groups at high risk of HIV infection. The study followed 484 men who have sex with men (MSM) who participated in HIV pre-exposure prophylaxis (PrEP) in Can Tho in 2022-2023. The results showed that the study had 346 MSM (71.49%) using daily PrEP (Daily-PrEP) and 138 MSM (28.51%) using event-driven PrEP (ED-PrEP). The proportion of subjects maintaining PrEP for ≥3 months, ≥6 months, ≥9 months and ≥12 months was respective 74.6%; 65.9%; 54.7% and 48.4%. The ED-PrEP group had a higher retention rate than the Daily-PrEP group. The main reasons why subjects stopped using PrEP were due to loss of follow-up, relocation, and no longer being at risk of HIV infection. The rate of subjects testing positive for HIV after 3 months of using PrEP was 0.56% (01 case used Daily-PrEP and 01 case used ED-PrEP), after 6 months of using PrEP was 0.63% ( both cases used ED-PrEP) and no subject tested positive for HIV after 9 and 12 months of maintaining PrEP treatment. During PrEP use, symptoms due to side effects of the drug appeared in the first 3 months: 1.7% of cases had nausea, 1.1% of subjects had dizziness and headaches; 0.3% of subjects had symptoms of flatulence. In the future, it is necessary to have specific strategies to overcome barriers such as fear of side effects, problems with transportation, housing, etc. to improve treatment acceptance and retention rates.