Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Hiệu quả lâm sàng của Lactobacillus reuteri trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Hiệu quả lâm sàng của Lactobacillus reuteri trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu không phẫu thuật
Tác giả
Nguyễn Việt Hà; Hồ Thị Hòa; Nguyễn Bích Vân; Nguyễn Ngọc Yến Thư
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
359-363
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả lâm sàng của viên nén chứa lợi khuẩn Lactobacillus reuteri (men vi sinh) trong hỗ trợ điều trị viêm nha chu không phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 32 bệnh nhân được phân chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp (ĐTKPT + men vi sinh) và nhóm chứng (ĐTKPT + giả dược). Men vi sinh hoặc giả dược được sử dụng 2 lần/ngày trong 4 tuần sau khi ĐTKPT. Đánh giá các chỉ số nha chu lâm sàng tại thời điểm ban đầu (T0), 2 tuần (T1), 1 tháng (T2) và 3 tháng (T3) sau điều trị. Kết quả: Kết quả nghiên cứu ghi nhận tại thời điểm 3 tháng, nhóm dùng men vi sinh có độ sâu túi tại nhóm túi trung bình (4-6 mm) và nhu cầu điều trị phẫu thuật thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Sử dụng men vi sinh giúp cải thiện độ sâu túi nha chu trung bình và giảm nhu cầu phẫu thuật trong điều trị VNC. Cần thực hiện thêm các nghiên cứu để phát triển ứng dụng của men vi sinh trong thực hành lâm sàng.

Abstract

Periodontitis is a common oral disease and the leading cause of tooth loss. The aim of the study is to evaluate the clinical effects of tablets containing the probiotic Lactobacillus reuteri (probiotics) in supporting non-surgical treatment (NST) of periodontitis. Materials and methods: 32 patients were randomly divided into 2 groups: test group (probiotics) and control group (placebo). Lozenges are used twice a day for 4 weeks after root planing. A clinical evaluation was performed at baseline (T0), 2 weeks (T1), 1 month (T2), and 3 months (T3) after the treatment. Result: The results showed that at 3 months post-treatment, the test group had periodontal pocket depth in moderate pockets (4-6 mm) and the need for surgery treatments was significantly lower than the control group (p < 0,05). Conclusion: Our results provided evidences of adjunctive effect of probiotics in non-surgical treatment for periodontitis. Using probiotics improves periodontal pocket depth in moderate pockets (4-6 mm) and reduces the need for surgery treatments. As probiotics can be a potential treatment in combination with other periodontal therapies, more studies are needed to promote its clinical application.