Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết cục thai kỳ trên phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang được gây phóng noãn bằng letrozole (Femara®)

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết cục thai kỳ trên phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang được gây phóng noãn bằng letrozole (Femara®)
Tác giả
Thân Trọng Thạch; Nguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1-CD4
Trang bắt đầu
204-210
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả của Letrozole thông qua các kết cục thai kỳ của mẹ và thai ở phụ nữ PCOS Việt Nam. Đối tượng - Phương pháp: Báo cáo loạt ca gồm 22 phụ nữ PCOS trong độ tuổi sinh sản, hiếm muộn không do nguyên nhân khác, được gây phóng noãn bằng Femara® và giao hợp tự nhiên. Với liều khởi đầu 5mg/ngày vào ngày 2 chu kì kinh, trong 5 ngày. Sau đó, cho phóng noãn bằng hCG 10.000UI khi có nang noãn d ≥18 mm trên siêu âm. Nếu thất bại, chu kỳ sau dùng liều 7.5 mg/ngày đến khi có thai và theo dõi kết cục. Kết quả: 22 phụ nữ có độ tuổi trung bình 28,55 ± 2,59 tuổi; BMI trung bình 21,73 ± 2,49 kg/m2; thời gian vô sinh trung bình 28,33 ± 12,01 tháng và AMH 7,70 ± 4,05 ng/mL. Về phía thai, 3 ca (13,64%) sẩy thai sớm, 19 thai tiến triển: 17 (89,47%) trẻ đủ tháng và 2 (10,53%) trẻ non tháng, tỉ lệ sinh sống 86.36% và không có trẻ nằm dưỡng nhi. Các xét nghiệm tầm soát lệch bội bình thường, trẻ nặng trung bình 2878,95 ± 442,28 grams và không có trường hợp tử vong khi theo dõi. Có 1 (5,3%) trẻ dị tật bẩm sinh: Thoát vị màng tủy, hiện tại bé khoẻ mạnh. Về phía mẹ, không trường hợp tiền sản giật, 8/19 mắc đái tháo đường thai kì, 68% mổ lấy thai. Kết luận: Tỉ lệ sẩy thai cũng như dị tật bẩm sinh cao hơn những nghiên cứu khác, có lẽ do cỡ mẫu nhỏ.

Abstract

Letrozole is recommended as first line pharmacological treatment for ovulation induction in women with PCOS (ESRHE 2018). To date, there is no data about pregnancy outcomes of Vietnamese PCOS following ovulation induction by letrozole (Femara®). Objectives: To assess the effects of Letrozole to the fetus and the mother through pregnancy outcomes. Methods: This case series includes 22 PCOS women (Rotterdam 2003 criteria) in reproductive age, infertile not due to other causes, normal semen test, were performed ovulation induction with Femara® and natural intercourse. Regimen used starting dose 5mg/day on day 2 of menstrual cycle for 5 days. Thereafter, follow-up sonography was performed and hCG injection was administered when the dominant follicle had a mean diameter ≥18 mm with 10,000 IU. If it failed, next cycle would be conducted with increased dose 7.5mg/day until pregnancy was achieved; subsequently, the outcomes would be monitored. Results: A total of 22 women had mean age 28.55 ± 2.59 years old; mean BMI 21.73 ± 2.49 kg/m2; mean infertile time 28.33 ± 12.01 months and mean AMH 7.70 ± 4.05 ng/mL. Data regarding fetal outcomes showed that there were 3 (13.64%) early miscarriages and 19 live births including 17 (89.47%) term deliveries and 2 preterm labors. The survival rate was 86.36% and no case was administered to NICU. All prenatal tests were normal. Mean birthweight was 2878,95 ± 442,28 grams. There was no neonatal death. One case of meningocele was reported (5.3%) and follow-up monitoring revealed no associated complications. About the mother, gestational diabetes was diagnosed in 8 cases and no case of preeclampsia was reported. The C-section delivery rate was 68%. Conclusions: The rate of spontaneous abortion and congenital anomalies was higher than other researches, which may be attributed to small sample size.