Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả chẩn đoán và điều trị áp xe tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Chợ Rẫy

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả chẩn đoán và điều trị áp xe tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả
Ngô Xuân Thái; Nguyễn Hoài Phan; Lý Hoài Tâm; Phạm Đức Minh; Nguyễn Thành Tuân; Đỗ Văn Công; Quách Đô La; Đinh Lê Quý Văn; Thái Minh Sâm
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
CD3
Trang bắt đầu
177-185
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Áp xe tuyến tiền liệt (TTL) là một cấp cứu niệu khoa hiếm gặp nhưng lại là một bệnh lý nhiễm khuẩn nặng của tuyến tiền liệt với tỉ lệ tử vong cao nếu không được điều trị thích hợp. Bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu, choáng nhiễm khuẩn và tử vong. Chính vì vậy, chẩn đoán và điều trị hợp lý áp xe tuyến tiền liệt vẫn là thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Cho đến nay, vẫn còn rất ít nghiên cứu chứng minh phương pháp điều trị nào là hiệu quả hơn ở bệnh nhân bị áp xe tuyến tiền liệt. Chúng tôi báo cáo kết quả chẩn đoán và điều trị áp xe tuyến tiền liệt tại khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và Phương pháp: Mô tả loạt trường hợp áp xe tuyến tiền liệt được chẩn đoán và điều trị tại khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/2017 đến 01/2021. Ghi nhận các biến số lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh và kết quả điều trị. Kết quả: Tất cả 45 trường hợp (TH) áp xe TTL được chẩn đoán qua siêu âm TTL qua ngã trực tràng, MRI hoặc chụp CT scan. Tuổi trung bình 51,51 tuổi (24-85 tuổi). Đái tháo đường, xơ gan và nhiễm khuẩn đường tiết niệu là các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất. Triệu chứng đường tiết niệu dưới, sốt lạnh run, đau vùng tầng sinh môn là 3 dấu hiệu cơ năng thường gặp, chiếm gần 90% TH. Tuyến tiền liệt đau chói và phập phều khi thăm khám trực tràng bằng ngón tay là triệu chứng thực thể điển hình, gặp trong 2/3 các TH. Thể tích trung bình của TTL là 57,4 ± 30,86 ml (25 – 180ml). Áp xe đơn ổ chiếm 46,67% các TH, 53,33% các TH có từ 2 đến 4 ổ áp xe, 90% có kích thước lớn hơn 1cm. Về vi sinh, 50% các TH cấy mủ từ ổ áp xe không mọc, 50% các TH ghi nhận các loại vi khuẩn bao gồm E.Coli, Burkho Pseudomallei, Klebsiella Pneumonie, Pseudomonas, Staphylococcus Aureus… trong đó tác nhân chiếm đa số là E.Coli và Burkho Pseudomallei. Ngoài ra chúng tôi ghi nhận được 4/45 TH mủ từ ổ áp xe dương tính với vi trùng lao. Về điều trị, 4/45 TH (8,89%) được điều trị nội khoa bảo tồn; đa số các TH được can thiệp ngoại khoa, cụ thể: 23/45 TH (51,11%) được phẫu thuật mở bàng quang ra da kèm rạch thoát lưu áp xe, 12/45 TH (26,67%) được chọc hút bằng kim qua siêu âm ngã trực tràng, 6/45 TH (13,33%) được cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu đạo để thoát lưu mủ. Kết quả: tỉ lệ thành công 44/45 TH, tử vong 1 do choáng nhiễm trùng, suy đa cơ quan.