
Nhận xét kết quả điều trị ở thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật có dấu hiệu nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 125 thai phụ được được chẩn đoán tiền sản giật, trong đó có 96 thai phụ được chẩn đoán TSG có dấu hiệu nặng tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ tiền sản giật (TSG) có dấu hiệu nặng là 76,8%. Phần lớn thai phụ trong nhóm nghiên cứu được điều trị với 2 loại thuốc hạ áp trở lên (91,7%). 76,7% thai phụ có tuổi thai <34 tuần được điều trị corticoid trước sinh và 59,5% thai phụ có tuổi thai <32 tuần được điều trị Magie sulfat bảo vệ não cho thai. Có 5,2% thai phụ được gây chuyển dạ, 8,3% chuyển dạ tự nhiên, 86,5% mổ lấy thai chủ động, chủ yếu do biến chứng của tiền sản giật. Biến chứng thường gặp nhất cho con là đẻ non (65,6%) và sơ sinh nhẹ cân (69,8%). Kết luận: Tuổi thai tại thời điểm chấm dứt thai kỳ cao hơn so với thời điểm chẩn đoán. Quản lý trước sinh và điều trị nội khoa cải thiện đáng kể kết quả sản khoa. Đẻ non, thai chậm phát triển và sơ sinh nhẹ cân là những biến chứng nặng cho con và cần được theo dõi, quản lý phù hợp ở những thai kỳ nguy cơ cao.
To evaluate the maternal and fetal outcomes in severe pre-eclampsia at Ha Noi Obstetrics and Gynecology Hospital in 2022. Materials and method: A retrospective cross-sectional study included in 125 pregnant women diagnosed with pre-eclampsia at Ha Noi Obstetrics and Gynecology Hospital in 2022. Results: There were a total 125 women with preeclampsia (PE), 96 patients (76.8%) were diagnosed with PE with severe features. Of these, 91.7% were treated with combination therapy for treatment hypertension (two or more antihypertensive drugs). Among those with gestational age under 34 weeks, 76.7% were given antenatal corticosteroids and among those with gestational age under 32 weeks, 59.5% received antenatal Magie sulfate as an infant neuroprotectant. Among these, induction of labor was only 5.2%, 8.3% had spontaneous labor and 86.5% had elective caesarean section, maily due to the complications of preeclampsia. The most common neonatal complication were prematurity (65.6%) and low birth weight (69.8%). Conclusion: Gestational age at the termination of pregnancy improved significantly. Antenatal management and medication treatment will markedly change obstetric outcomes. Prematurity, growth restriction and low birth weight are severe complications to be anticipated appropriately in preeclampsia.
- Đăng nhập để gửi ý kiến