
Hẹp ống sống thắt lưng là chỉ định phẫu thuật thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là một xu thế tất yếu, trong đó phẫu thuật nội soi (PTNS) cột sống hai cổng một bên là một hướng đi mới nhiều triển vọng. Điều trị hẹp ống sống thắt lưng bằng PTNS cột sống hai cổng một bên là một phương pháp điều trị mới, nhiều thuận lợi. Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâm sàng của bệnh nhân (BN) hẹp ống sống thắt lưng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cột sống 2 cổng một bên giải ép làm rộng ống sống. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả loạt ca, khảo sát 30 BN hẹp ống sống thắt lưng được điều trị với kỹ thuật nội soi hai cổng một bên tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 07 năm 2022. Thang điểm đau lưng, đau chân (VAS), điểm chức năng (ODI-Oswestry Disability Index) trước mổ được ghi nhận và so sánh với thời điểm đánh giá lần cuối. Tiêu chuẩn Macnab cũng được đánh giá tại lần theo dõi cuối cùng. Kết quả: Thời gian theo dõi hậu phẫu trung bình là 17,3 ± 9,4 tháng, với trường hợp có thời gian theo dõi ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 41 tháng. Thời gian phẫu thuật trung bình là 144,1 ± 57,3 phút, ngắn nhất 50 phút và dài nhất 260 phút, thời gian nằm viện trung bình là 3,97 ± 2,04 ngày, ngắn nhất 1 ngày và dài nhất 11 ngày. Điểm VAS trung bình cho đau chân giảm từ 6,63 ± 2,66 điểm trước phẫu thuật xuống 0,79 ± 1,01 điểm ở lần tái khám cuối cùng và điểm VAS trung bình cho đau lưng giảm từ 7,00 ± 1,95 điểm xuống 1,10 ± 1,11 điểm. Điểm số ODI trung bình đã cải thiện đáng kể từ 62,55 ± 9,68 điểm % trước phẫu thuật giảm còn 22,31 ± 14,72 điểm % tại thời điểm 6 tháng sau mổ và 21,06 ± 15,67 điểm % ở lần đánh giá sau cùng. Kết quả theo Macnab cải biên là 46,6% bệnh nhân có kết quả điều trị rất tốt, 26,7% có kết quả tốt và 26,7% có kết quả trung bình. Về hình ảnh học, đường kính trước – sau ống sống hẹp nhất và thiết diện cắt ngang ống sống hẹp nhất đã cải thiện rõ rệt có ý nghĩa sau mổ, từ 4,65 ± 1,21 mm tăng lên 8,93 ± 3,32 mm (p<0,05), và 0,44 ± 0,21 cm2 tăng lên 0,94 ± 0,42 cm2 (p<0,05). Không có trường hợp nào có kết quả điều trị kém. Không có BN nào phải phẫu thuật lại do giải ép không hoàn toàn. Có 2 ca có biến chứng : 1 trường hợp tràn dịch đa màng, 1 trường hợp máu tụ ngoài màng cứng. Kết luận: Kỹ thuật nội soi hai cổng một bên giải ép cho hẹp ống sống thắt lưng có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Kết quả theo dõi bước đầu là rất khả quan. Có thể ứng dụng rộng rãi kỹ thuật này trong tương lai.
Lumbar spinal stenosis is a common surgical indication among the elderly. The trend towards minimally invasive surgery is becoming more prominent, with unilateral biportal endoscopic (UBE) spinal surgery emerging as a promising technique. UBE decompression for lumbar spinal stenosis is an innovative method that offers numerous advantages. Objectives: This study evaluates the clinical outcomes of patients with lumbar canal stenosis treated using the UBE decompression technique. Methods: Retrospective descriptive case series study involving 30 patients with lumbar spinal stenosis who underwent UBE decompression at the University Medical Center, Ho Chi Minh City, between January 2019 and July 2022. We assessed preoperative and postoperative Visual Analog Scale (VAS) scores for back and leg pain, Oswestry Disability Index (ODI) scores, and MacNab criteria at the final follow-up.Results: The mean postoperative follow-up duration was 17.3 ± 9.4 months (range: 6–41 months). The average operative time was 144.1 ± 57.3 minutes (range: 50–260 minutes), and the mean hospital stay was 3.97 ± 2.04 days (range: 1–11 days). The mean VAS score for leg pain decreased significantly from 6.63 ± 2.66 preoperatively to 0.79 ± 1.01 postoperatively, while the VAS score for back pain dropped from 7.00 ± 1.95 to 1.10 ± 1.11. The mean ODI score improved significantly from 62.55 ± 9.68% preoperatively to 22.31 ± 14.72% at 6 months post-surgery and 21.06 ± 15.67% at the final follow-up. According to the modified MacNab criteria, 46.6% of patients achieved excellent outcomes, 26.7% good, and 26.7% fair. Radiological assessments showed significant improvements in the anteroposterior diameter and cross-sectional area of the spinal canal, with the diameter increasing from 4.65 ± 1.21 mm to 8.93 ± 3.32 mm (p<0.05) and the area from 0.44 ± 0.21 cm² to 0.94 ± 0.42 cm² (p<0.05). There were no cases of poor outcomes or reoperations due to incomplete decompression. Two complications were recorded: one case of pleural effusion and one of epidural hematoma.Conclusions: UBE decompression for lumbar canal stenosis is a safe and effective technique, demonstrating promising initial results. This method has the potential for broader application in the future.
- Đăng nhập để gửi ý kiến