Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả điều trị nội soi xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn ở Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả điều trị nội soi xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn ở Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
Tác giả
Trương Xuân Long; Lê Minh Tân; Vĩnh Khánh; Nguyễn Thị Huyền Thương; Phan Trung Nam; Trần Văn Huy
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
05
Trang bắt đầu
88-94
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Khảo sát một số đặc điểm về bệnh nhân và tổn thương trên nội soi của bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch được tiến hành nội soi can thiệp. Nghiên cứu hiệu quả cầm máu của một số kỹ thuật nội soi điều trị xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, gồm 161 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch với 179 lần nội soi can thiệp cầm máu tại Trung tâm Tiêu hóa - Nội soi, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 11/2017 đến tháng 8/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu: 55,0 ± 17,3, nhỏ nhất: 12, lớn nhất: 94. Tỷ lệ nam/nữ = 2,6. Vị trí tổn thương: thực quản 10,6%, dạ dày 41,6%, tá tràng 47,8%. Nguyên nhân: loét dạ dày - tá tràng 82,0%, rách tâm vị - thực quản 9,9%, dị sản mạch máu 5,6% và khác 2,5%. Tỉ lệ thành công cầm máu ban đầu 100%, cầm máu lâu dài 98,8%; tỉ lệ xuất huyết tái phát 4,3%, cầm máu thất bại 1,2%; tỉ lệ phẫu thuật 1,2%. Kết luận: Các phương pháp cầm máu qua nội soi cho thấy sự an toàn và hiệu quả cao, tỉ lệ thất bại và phải phẫu thuật rất thấp.

Abstract

Upper gastrointestinal bleeding is a frequent emergency in Viet Nam, most of them are non-variceal gastrointestinal bleeding. Despite of many improvements in diagnosis and management, the mortality rate of upper gastrointestinal bleeding is still significant high. In recent years, many endoscopic hemostasis techniques improved the prognosis of this emergency. This study was aimed at: 1. Describing characteristics and the endoscopic lesions in patients with non-variceal upper gastrointestinal bleeding. 2. Assessing efficacy of some endoscopic hemostasis techniques in non-variceal upper gastrointestinal bleeding. Subject and methods: Interventional study concludes 161 non-variceal upper gastrointestinal bleeding patients, 179 therapeutic upper endoscopy to get hemostasis in Gastroenterology - Endoscopy Center, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from 11/2017 to 8/2020. Result: Mean age of the patients: 55.0 ± 17.3, minimum: 12, maximum: 94. Male/female ratio: 2.6. Positions of lesions: 10.6% in esophagus, 41.6% in stomach, 47.8% in duodenum. Causes of bleeding: peptic ulcer diseases (82.0%), esophago-gastric junction tear (9.9%), angiodysplasia (5.6%), and others (2.5%). Successful rate of initiating endoscopic hemostasis: 100%, permanent endoscopic hemostasis: 98.8%; recurrent bleeding rate: 4.3%, endoscopic hemostasis failure: 1.2%; operation rate: 1.2%. Conclusion: Endoscopic hemostasis techniques showed good safety and efficacy, failure and operation rate are very low.