Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả điều trị rối loạn nhịp nhĩ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả điều trị rối loạn nhịp nhĩ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Tác giả
Nguyễn Duy Thắng; Nguyễn Lân Hiếu; Bùi Văn Nhơn; Phan Thu Phương
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
4-9
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận xét kết quả ban đầu điều trị rối loạn nhịp nhĩ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Có 30 bệnh nhân đợt cấp COPD (AECOPD) (tuổi trung bình 74,7 ± 10,2) và 60 bệnh nhân COPD ổn định (tuổi trung bình 70,2 ± 7,9) có rối loạn nhịp nhĩ đáng kể tham gia nghiên cứu. Thời gian theo dõi trung bình 5 tháng, với các biện pháp điều trị đa dạng. Tỉ lệ ngoại tâm thu nhĩ và số bệnh nhân có từ 500 ngoại tâm thu nhĩ trở lên giảm đáng kể ở nhóm bệnh nhân COPD ổn định, trong khi không thay đổi đáng kể trong nhóm AECOPD. Số bệnh nhân rung nhĩ giảm đáng kể sau điều trị ở bệnh nhân AECOPD trong khi không thay đổi đáng kể ở bệnh nhân COPD ổn định. Gánh nặng triệu chứng theo EHRA có xu hướng giảm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm bệnh nhân. Nghiên cứu này bước đầu cho thấy sự đa dạng trong các phương pháp cũng như đáp ứng điều trị rối loạn nhịp nhĩ ở bệnh nhân COPD.

Abstract

The study was conducted to evaluate the initial results of treating atrial arrhythmias in patients with chronic obstructive pulmonary disease (COPD). There were 10 patients with acute COPD exacerbations (AECOPD) (mean age 74,7 ± 10,2) and 60 stable COPD patients (mean age 70,2 ± 7,9) with significant atrial arrhythmias recruited. The mean follow-up period was about 5 months, with various treatment method. The frequency of premature atrial complexes and the number of patients with 500 or more premature atrial complexes significantly decreased in the stable COPD group, while changes in these indices in the AECOPD group were not statistically significant. The number of patients with atrial fibrillation significantly decreased after treatment in the acute COPD exacerbation group, while there was no significant change in the stable COPD group. Symptom burden according to the EHRA score tended to decrease but was not statistically significant in both patient groups. This study initially shows the diversity in methods and treatment responses for atrial arrhythmias in COPD patients.