Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi sử dụng laser tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi sử dụng laser tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022
Tác giả
Nguyễn Bá Phước; Phùng Văn Duyên
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
DB1
Trang bắt đầu
49-55
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi sử dụng laser. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu hồi cứu trên 50 bệnh nhân sỏi niệu quản được điều trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi sử dụng laser tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 7/3, bệnh nhân ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (30%). Đa số bệnh nhân có sỏi ở vị trí 1/3 dưới niệu quản (74,0%). Tỷ lệ sỏi có kích thước 5 – 10 mm chiếm đa số (64%). Tỷ lệ sỏi vỡ vụn là 22%, sỏi vỡ đạt yêu cầu là 78%. Thời gian tán sỏi trung bình là 48,0 ± 24,5 phút, nhanh nhất là 14 phút, lâu nhất là 125 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 7,5 ± 2,0 ngày. Sau tán sỏi không bệnh nhân nào có biến chứng nặng, phổ biến nhất là đau thắt lưng (66,0%), tiếp đến là tiểu buốt (42,0%). Kết luận: Nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản đã cho thấy hiệu quả và an toàn trong điều trị sỏi niệu quản.

Abstract

To evaluate the results of ureteral stone treatment using endoscopic laser lithotripsy.Subjects and Methods: A cross-sectional study was conducted using retrospective data from over 50 patients with ureteral stones treated with endoscopic laser lithotripsy at Hai Phong University Hospital in 2022. Results: The male-to-female ratio was 7:3, with most patients aged 60 or older (30%). Most patients had stones located in the lower third of the ureter (74.0%). The size of stones between 5 and 10 mm accounted for the majority (64%). The rate of broken stones was 22%, and 78% of stones met the requirements. The average lithotripsy time was 48.0 ± 24.5 minutes, with the shortest time being 14 minutes and the longest being 125 minutes. The average hospital stay was 7.5 ± 2.0 days. No patients experienced severe complications post-lithotripsy, with the most common being back pain (66.0%), followed by dysuria (42.0%). Conclusion: Retrograde endoscopic lithotripsy has demonstrated effectiveness and safety in treating ureteral stones.