Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại Bệnh viện Trung ương Huế

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp đốt sóng cao tần tại Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả
Nguyễn Thị Cẩm Vân; Trịnh Công Thảo; Nguyễn Hoàng Minh; Đào Thị Thủy; Đặng Thị Thanh Vân
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
68
Trang bắt đầu
48-53
ISSN
1859-3895
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới và đánh giá kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp đốt sóng cao tần. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 59 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới được chẩn đoán bằng siêu âm Doppler mạch máu từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019. Kết quả: Độ tuổi tuổi trung bình 57,3±11,10, tỷ lệ nữ/nam 1,95/1. Có 10 chân được điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần đơn thuần, 15 chân phối hợp tiêm xơ bọt, 57 chân phối hợp phẫu thuật Muller và 8 chân phối hợp cả 3 phương pháp trên. Sau điều trị, 100% các trường hợp tĩnh mạch được can thiệp teo nhỏ và không có dòng chảy bên trong. Kết quả bước đầu khá tốt, triệu chứng lâm sàng cải thiện, không có biến chứng nặng trong quá trình thao tác. Kết luận: Phương pháp đốt sóng cao tần (RFA: Radiofrequency ablation) có hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới với các ưu điểm sau: tỷ lệ biến chứng thấp, ít đau, thẩm mỹ và cải thiện triệu chứng lâm sàng. Sự phối hợp các phương pháp hỗ trợ như tiêm xơ bọt và phẫu thuật Muller luôn được đặt ra để mang lại kết quả tốt cho người bệnh.