Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả khởi phát chuyển dạ ở thai đủ tháng tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2019 - 2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả khởi phát chuyển dạ ở thai đủ tháng tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2019 - 2020
Tác giả
Đào Thị Huế; Nguyễn Thùy Trang; Quách Văn Thọ; Phạm Thế Hùng; Nguyễn Thị Lan Hương; Nguyễn Thị Kim Chung
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
CĐBVĐG
Trang bắt đầu
112-117
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khởi phát chuyển dạ trên sản phụ có thai đủ tháng tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa Đức Giang từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 70 sản phụ có thai thai trên 37 tuần chưa chuyển dạ có khả năng sinh thường, có chỉ định kết thúc thai nghén được khởi phát chuyển dạ bằng đặt bóng Cook cải tiến hoặc truyền oxytocin. Kết quả: Tỷ lệ sinh con so 51,43%, tỷ lệ sinh con rạ 48,57%. Tuổi thai 40 – 41 tuần chiếm 61,43%. Chỉ số Bishop trung bình 3,72 ± 1,31điểm. Chiều dài cổ tử cung trung bình 22,42 ± 7,45mm. Khởi phát chuyển dạ bằng đặt bóng cải tiến chiếm 55,71%, bằng truyền oxytocin 44,29%. Tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công 94,28%. Tỷ lệ thành công thực sự (đẻ đường âm đạo) chiếm 75,71% trong đó truyền oxytocin là 72,97%, đặt bóng Cook cải tiến là 78,79%. Tỷ lệ tai biến sau sinh 5,72%. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ thành công khởi phát chuyển dạ là: nhóm con rạ có tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công cao gấp 6,57 lần so với nhóm con so (OR=6,57; 95% CI=1,68-25,65), với chỉ số Bishop ≥ 4 tăng tỷ lệ thành công gấp 2,62 lần (OR=2,62; 95% CI=1,25-4,65), chiều dài cổ tử cung ≤ 29mm tăng tỷ lệ thành công lên 3,42 lần (OR=3.42; 95% CI=1,02-11,39). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy 2 phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng đặt bóng Cook cải tiến và truyền oxytocin được áp dụng tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa Đức Giang an toàn và mang lại hiệu quả cao, giảm tỷ lệ mổ lấy thai, tỷ lệ tai biến thấp.

Abstract

Results and factors affecting the outcome of labor induction in full-term pregnant women at the Department of Obstetrics of Duc Giang General Hospital from April 2019 to April 2020. Subjects and method: Prospective description of 70 women with a pregnancy of more than 37 weeks who were not in labor who were able to give birth vaginally, with an indication for termination of pregnancy, who were induced by improved balloon placement or oxytocin infusion. Results: The rate of childbirth compared to 51.43%, the rate of giving birth to children was 48.57%. Gestational age 40 - 41 weeks accounted for 61.43%. The average Bishop index is 3.72 ± 1.31 points. The average cervical length is 22.42 ± 7.45mm. Induction of labor by improved balloon placement accounted for 55.71%, with oxytocin infusion 44.29%. The rate of successful induction of labor was 94.28%. The actual success rate (vaginal delivery) accounted for 75.71% of which oxytocin infusion was 72.97%, improved balloon placement was 78.79%. the rate of postpartum complications was 5,72%. Factors that increase the success rate of labor induction are: The chicken group has a 6.57 times higher rate of successful induction of labor compared with the subgroup (OR=6.57; 95% CI=1,68-25.65), with Bishop index ≥ 4, the success rate increased by 2.62 times (OR=2.62; 95% CI=1.25-4.65), cervical length ≤ 29mm increased the success rate by 3.42 times (OR=3.42; 95% CI=1.02-11.39). Conclusion: The study showed that 2 methods of labor induction by improved catheterization and oxytocin infusion applied at the Obstetrics Department of Duc Giang General Hospital were safe and highly effective, reducing the rate of cesarean section, the rate low accident.