Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả phẫu thuật cột sống bằng vít nở cho bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng có loãng xương tại Bệnh viện Việt Đức

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả phẫu thuật cột sống bằng vít nở cho bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng có loãng xương tại Bệnh viện Việt Đức
Tác giả
Đỗ Mạnh Hùng; Vũ Văn Cường
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
166-170
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định cột sống ngực – thắt lưng bằng vít nở cho bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng có loãng xương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc và tiến cứu trên 31 bệnh nhân có chấn thương cột sống ngực - thắt lưng có loãng xương được phẫu thuật cố định cột sống bằng vít nở tại Bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 01/2021 đến 06/2022. Kết quả: Trong 31 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ/nam = 1,8/1 , độ tuổi trung bình là 65,6 ± 7,2 tuổi. Tất cả các bệnh nhân có biểu hiện đau cột sống ngực – thắt lưng (100%), tổn thương thần kinh chủ yếu ở mức độ trung bình và nhẹ, điểm VAS trung bình trước mổ là 7,1 ± 1,8, chỉ số ODI trước mổ là 70,8 ± 10,2%. Điểm T-score trung bình là -3,2 ± 0,7. Trung bình góc xẹp thân đốt sống là 27,2°± 4,2°, góc gù vùng trước mổ là 28,5° ± 5,5°. Thời gian phẫu thuật trung bình là 69,7 ± 10,8 phút, lượng máu mất trung bình là 300,5 ± 50,1ml, thời gian nằm viện trung bình là 6,5 ± 2,8 ngày. Trong mổ có rách màng cứng chiếm 3,2%. Biến chứng sau mổ có 3,2% bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ. Chỉ số VAS và ODI 1 tháng và 6 tháng đều giảm đáng kể sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả chỉnh hình cột sống: góc gù thân đốt sống và góc gù vùng đều giảm đáng kể so với trước mổ có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chất lượng cuộc sống sau mổ 6 tháng cải thiện tốt và rất tốt tính theo thang điểm Macnab đạt 90,4%. Tỉ lệ lỏng vít sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1,6%, gãy vít chiếm 0,8% không có trường hợp nào nhổ vít, gãy rod sau phẫu thuật. Kết luận: Kết quả phẫu thuật cố định cột sống bằng vít nở ở bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng có loãng xương tương đối tốt, đạt kết quả cải thiện lâm sàng và chỉnh hình cột sống đáng kể. Tỉ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ thấp.

Abstract

Evaluate the outcomes of expandable pedicle screw fixation for patient with osteoporotic thoracolumbar fracture. Objects and Methods: A longitudinal descriptive and prospective study on 31 patients underwent expandable pedicle screw fixation surgery due to osteoporotic thoracolumbar fracture Viet Duc Hospital from 01/2021 to 06/2022. Results: Among the 31 patients, female/male ratio = 1,8/1; with an average age of 65,6±7,2. All patients had symptoms of thoracolumbar pain (100%), mild to moderate neurological damage, mean preoperative VAS score of 7,1 ± 1,8 and ODI index of 70,8 ± 10,2 %. The average T-score for the sample patients were -3,2±0,7. The average vertebral Cobb angle (V-Cobb) was 27,2° ± 4,2°, and the preoperative fixed segment Cobb angle (S-Cobb) was 28,5° ± 5,5°. The mean surgical time was 69,7 ± 10,8 minutes, with an average blood loss of 300,5 ± 50,1 ml and the average hospital stay of 6,5 ± 2,8 days. Intraoperatively, dural tears accounted for 3,2%, Postoperative complications included surgical site infection in 3,2%. VAS and ODI scores at 1 and 6 months postoperatively significantly decreased with p<0.05. V-Cobb and S-Cobb postoperatively significantly decreased with p<0,05. Macnab quality of life scores at 6 months postoperatively showed good to excellent improvement in 90,4% of cases. Screw loosening rate was low at 1,6% and screw breakage rate was at 0,8%, no cases of rod fracture, pull-out screw postoperatively. Conclusion: The result of expandaple pedicle screw fixtation surgery for patient with osteoporotic thoracolumbar fracture achives good results and significant clinical improvement and spine alignment correction. The incidence of intraoperative complications and postoperative complications is low.