
Phẫu thuật cắt khối tá tuỵ là phương pháp điều trị mang ý nghĩa triệt căn đối với ung thư đầu tuỵ. Tuy nhiên, có đến 80% trường hợp u đầu tuỵ được chẩn đoán ở giai đoạn tiến xa không còn khả năng thực hiện được phẫu thuật này. Phẫu thuật nối mật ruột và vị tràng là lựa chọn điều trị giảm nhẹ hiệu quả dành cho các bệnh nhân u đầu tuỵ giai đoạn tiến triển mà có tắc mật hoặc tắt tá tràng. Chúng tôi thực hiện phẫu thuật nội soi nối mật ruột và vị tràng thay cho phẫu thuật mở kinh điển nhằm mong muốn mang lại những lợi điểm của phẫu thuật ít xâm lấn cho người bệnh. Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn bệnh là những bệnh nhân được chẩn đoán u đầu tuỵ giai đoạn tiến triển được thực hiện phẫu thuật nội soi nối mật ruột và vị tràng tại khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2021 đến 02/2023. Loại trừ những trường hợp hồ sơ bệnh án không đủ dữ liệu nghiên cứu. Kết quả: Chúng tôi hồi cứu được 30 trường hợp thoả tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình là 63,9 ± 8,5, tỉ lệ nam/nữ = 1/2. Biểu hiện lâm sàng gồm đau bụng (97%), vàng da (87%) và nôn ói (27%). Kích thước u = 4,3 ± 1,3 cm. Có 86,7% có xâm lấn bó mạch mạc treo tràng trên và 26,7% tắc tá tràng. Kết quả thành công về mặt kĩ thuật là 100%, không có tai biến trong mổ. Thời gian mổ trung bình 171± 25,3 phút, máu mất 43,7± 18,1ml. Sau phẫu thuật, nồng độ bilirubin và men gan giảm có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật. Tỉ lệ nôn sau mổ là 3,3% đáp ứng với điều trị nội khoa. Không có biến chứng hoặc tử vong sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 6,95 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi nối mật ruột và vị tràng điều trị bệnh lý u đầu tuỵ giai đoạn trễ là một kĩ thuật khả thi và an toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật này cần phẫu thuật viên có kỹ năng và thời gian phẫu thuật còn tương đối dài.
Pancreaticoduodenectomy offers the posibility of radical resection for pancreatic head cancer. However, up to 80% of cases of pancreatic head cancer are diagnosed at an advanced stage and are unsuitable for this surgery. Cholecystojejunostomy and gastrojejunostomy is an effective palliative treatment option for patients with advanced-stage disease who have biliary or duodenal obstruction. We performed laparoscopic cholecystojejunostomy and gastrojejunostomy instead of conventional open surgery in order to provide the benefits of minimal invasive surgery for patients. Methods: Retrospective cross-sectional description. Inclusion criteria: patients diagnosed with advanced-stage pancreatic head tumors underwent laparoscopic cholecystojejunostomy and gastrojejunostomy at the Hepatobiliary and Pancreatic Department of Cho Ray hospital from 10/2021 to 02/2023. Exclusion criteria: Cases with missing research data in medical records. Results: We recruited 30 cases that met the study criteria. The average age was 63.9 ± 8.5 years, with a male-to-female ratio of 1:2. Clinical manifestations included abdominal pain (97%), jaundice (87%), and vomiting (27%). The tumor size was 4.3 ± 1.3 cm. 86.7% showed invasion into the SMV, and 26.7% had duodenal obstruction. The technical success rate was 100%, with no intraoperative complications. The average operative time was 171 ± 25.3 minutes, with a blood loss of 43.7 ± 18.1 ml. Postoperatively, the level of bilirubins and transaminases decreased significantly compared to preoperative levels. The postoperative vomiting rate was 3.3% which responded to medical treatment. There was no surgical complications or deaths after surgery. The average hospital stay was 6.95 days. Conclusion: Laparoscopic cholecystojejunostomy and gastrojejunostomy for the treatment of advanced-stages pancreatic head cancer is a feasible and safe technique. However, this surgery requires skillful surgeons and the operative time is relatively long.
- Đăng nhập để gửi ý kiến