Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH XOANG KHÔNG ĐỐI XỨNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2019-2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH XOANG KHÔNG ĐỐI XỨNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2019-2020
Tác giả
Lê Nguyễn Châu Hà; Dương Hữu Nghị
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
42
Trang bắt đầu
218-224
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Bệnh xoang không đối xứng không phổ biến bằng bệnh xoang đối xứng, tuy nhiên là bệnh lý khó chẩn đoán sớm trên lâm sàng và có nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh xoang không đối xứng ở người lớn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2019-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân có bệnh xoang không đối xứng đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ trong thời gian từ 01/10/2019 đến 30/07/2020. Kết quả: Tỷ suất nam/nữ là 0,9/1. Nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là nội trợ (20%). Nhóm tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao là 16-30 tuổi (45%). Thời gian mắc bệnh từ 1 năm đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,5%. Nhóm xoang bên phải bị tổn thương nhiều hơn nhóm xoang bên trái chiếm 63,6%. Triệu chứng cơ năng thường gặp (căng nặng vùng mặt 100%, nghẹt mũi 97.5%, chảy mũi trước/sau 85%, đau đầu 80%, mệt mỏi 70%, ù tai đau tai 65%). Bất thường vách ngăn mũi kèm theo là 56,9%. Hình ảnh CT Scanner mũi xoang 100% có hình ảnh mờ xoang, 82,5 % tắc lỗ thông khe. Tổn thương xoang hàm chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 86,4%; Kết quả giải phẫu bệnh: viêm xoang mạn có polype 45%, viêm xoang mạn không có polype 32,5%, viêm xoang mạn do nấm 15%, bệnh lý u 7,5%. Kết luận: Bệnh xoang không đối xứng gặp nhiều ở tuổi trung niên, thời gian mắc bệnh kéo dài, triệu chứng lâm sàng đa dạng, thường gặp ở nhóm xoang hàm, nguyên nhân thường gặp do vi khuẩn, polype, nấm và khối u.

Abstract

Asymmetrical sinus disease is not as common as symmetric sinus disease, however, it is difficult to diagnose early clinically and has many complications if not detected early. Objectives: To survey the clinical and paraclinical characteristics of asymmetric sinus disease in adults at Can Tho Ear Nose Throat Hospital in 2019-2020. Materials and methods: A crosssectional descriptive study was conducted on 40 patients with asymmetric sinus disease at Can Tho ENT Hospital from 01/10/2019 to 30/07/2020. Results: The male/female ratio is 0,9/1. The highest percentage of occupation was housewife (20%). The rate of 16-30 years old group was the highest 45%. The rate of disease duration from 1 year to 5 years was the highest 62.5%. The right sinus group was more damaged than the left sinus group 63.6%. The common clinical symptoms were facial tension 100%, stuffy nose 97.5%, runny nose 85%, headache 80%, fatigue 70%, tinnitus and ear pain 65%. The nasal septum abnormality was 56.9%. 100% CT Scanner had images of sinus opacity and the sinus opening obstruction was 82.5%; the maxillary sinus damage was 86,4%; Pathological results: polype accounted for 45%, inflammation caused by bacteria 32.5%, fungi accounted for 15%, tumor pathology 7.5%. Conclusion: Asymmetric sinus disease is more common in middle age. The duration of the illness is long. It has diverse clinical symptoms. It is common in the maxillary sinus group. It is caused by bacteria, polyps, fungi, and tumor pathology.