
Hội chứng giả tróc bao (Pseudoexfoliation syndrome – PEX) là một bệnh lý vi sợi liên quan đến tuổi và có tính chất hệ thống. Hội chứng này đặc trưng bởi sự sản xuất và lắng đọng chất liệu dạng hạt ngoại bào trong mô, và được tìm thấy trong tiền phòng. Chất liệu giả tróc được tìm thấy trong bao thủy tinh thể, rìa đồng tử, mống mắt, tế bào biểu mô thể mi không sắc tố, dây chằng Zinn, mạng lưới bè và tế bào nội mô giác mạc, cấu trúc góc tiền phòng, và một phần dịch kính trước. Về sinh bệnh học, nhiều ý kiến cho rằng hội chứng giả tróc bao ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào nội mô giác mạc. Ngoài ra, sự hiện diện của vật liệu giả tróc bao ở nhu mô trước giác mạc và sự giảm mật độ tế bào nhu mô được cho là nguyên nhân gây độ dày trung tâm giác mạc mỏng hơn trên mắt hội chứng giả tróc bao. Đo độ dày trung tâm giác mạc có ý nghĩa quan trọng ở bệnh nhân mắc glôcôm. Vậy ở bệnh nhân Việt Nam, sự thay đổi này như thế nào? Ý nghĩa lâm sàng trong tiên lượng nguy cơ của hội chứng giả tróc bao và glôcôm giả tróc bao ra sao? Mục tiêu: Khảo sát độ dày trung tâm giác mạc trên bệnh nhân hội chứng giả tróc bao, glôcôm giả tróc bao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả sử dụng sinh hiển vi phản chiếu Nidek CEM-530 để khảo sát trên 110 mắt tại bệnh viện Mắt TPHCM từ tháng 12/2022 – 11/2023. Kết quả: Độ dày giác mạc trung tâm trung bình ở nhóm glôcôm giả tróc bao (520.34 ± 29.81 μm) thấp hơn nhóm chứng (533.86 ± 25.48 μm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.037. Độ dày trung tâm giác mạc trung bình ở nhóm có hội chứng giả tróc bao không glôcôm (527.91 ± 30.7 μm) thấp hơn nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Độ dày trung tâm giác mạc ở nhóm glôcôm giả tróc bao thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự đo nhãn áp trên bệnh nhân glôcôm giả tróc bao có liên quan đến độ dày trung tâm giác mạc, do đó việc đánh giá nhãn áp dưới ngưỡng ở bệnh nhân này có thể bỏ sót tình trạng glôcôm, bệnh tiến triển nhanh và tiên lượng xấu.
Central corneal thickness (CCT) in patients of pseudoexfoliation syndrome with glaucoma (PEXG) and without glaucoma (PEX) using specular microscopy. Design: Cross-sectional study. Participants and Methods: Eyes were categorized into three groups: (i) 43 normal eyes; (ii) 32 eyes with PEX syndrome without glaucoma; (iii) 35 eyes with PEXG. Central corneal thickness (CCT) were measured using a non contact specular microscope. Results:. Mean CCT in eyes with pseudoexfoliation glaucoma (520.34 ± 29.81 μm) was lower than in the control group (533.86 ± 25.48 μm) with p values = 0.037. Mean CCT in eyes with PEX (527.91 ± 30.7 μm) is thinner than in the control group, but no statistically significant difference. Conclusions: The study shows that corneas are thinner in patients with pseudoexfolaition glaucoma (PEXG) as compared to pseudoexfoliation syndrome without glaucoma (PEX) and controls (CNT).
- Đăng nhập để gửi ý kiến