Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát động mạch lưng mũi ứng dụng trong dự phòng biến chứng thuyên tắc mạch do tiêm chất làm đầy

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát động mạch lưng mũi ứng dụng trong dự phòng biến chứng thuyên tắc mạch do tiêm chất làm đầy
Tác giả
Trần Quốc Cường; Bùi Thế Hưng; Trần Đỗ Hùng; Lư Quốc Hùng; Phạm Kim Long Giang; Nguyễn Thị Kiều Thơ
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
220-222
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nâng mũi bằng chất làm đầy là một phương pháp tiêm phổ biến, có liên quan đến các biến chứng ở mắt. Kỹ thuật được khuyến cáo là đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm. Xem xét các trường hợp biến chứng thị giác được báo cáo, kỹ thuật phòng ngừa này có thể cần được điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn trong việc ngăn ngừa mù lòa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm động mạch lưng mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, bằng phương pháp phẫu tích 15 thi hài tại bộ môn Giải Phẫu Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả: trong số 15 khuôn mặt, 8 khuôn mặt có động mạch lưng mũi phân bố theo kiểu hai bên (chiếm 53%), 6 khuôn mặt có kiểu phân bố đám rối mũi với các động mạch nhỏ (chiếm 40%) và 1 khuôn mặt có kiểu phân bố động mạch lưng mũi trung tâm (chiếm 7%). Động mạch lưng mũi có nguồn gốc từ một trong bốn nguồn động mạch, ảnh hưởng đến vị trí và hướng đi của động mạch. Các nguồn này bao gồm: động mạch góc mắt ở 5 mặt (56%), động mạch góc mắt tận cùng ở 1 mặt (11%), động mạch mũi bên ở 2 mặt (22%) và động mạch góc ở 1 mặt (11%). Kết luận: Động mạch lưng mũi trung tâm chạy gần đường giữa được tìm thấy trong 7% tổng số trường hợp có thể làm cho phương pháp đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa các biến chứng ở mắt. Do đó, chúng tôi đề xuất điều chỉnh phương pháp dự phòng này thành đè ép hai bên lưng mũi kèm véo da vùng mũi.

Abstract

Nonsurgical rhinoplasty by filler method is a common injection associated with ocular complications. Digital compressions on lateral side wall are recommended during injection. Considering the recent reported incidences of visual complications, this preventive technique may need update for more effectiveness to prevent blindness. Objective: Describe the features of dorsal nasal arteries (DNAs). Materials and methods: conventional dissections in the subcutaneous and fibromuscular tissues of the nasal dorsum and lateral side wall in 15 cadavers. Results: It showed that among the 15 faces, 8 faces had bilateral DNAs (53%), 6 had dorsal nasal plexus with tiny arteries (40%), and 1 had a single dominant DNA (7%). The DNA originated from one of the four arterial sources, which influenced the location and course of the artery. These sources included: the ophthalmic angular arteries in 5 faces (56%), terminal ophthalmic arteries in 1 face (11%), lateral nasal arteries in 2 faces (22%) and facial angular arteries in 1 face (11%). Conclusion: the dominant dorsal nasal artery running close to the midline found in 7% of the cases could make side compressions during nasal dorsum augmentation less effective from preventing ocular complications. However, an adjustment of digital compressions which combines pinching and side compressions is suggested to improve the safety.